Bạn đang xem bài viết ✅ KHTN 9 Bài 27: Tinh bột và cellulose Giải KHTN 9 Cánh diều trang 131, 132, 133, 134, 135 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải bài tập KHTN 9 Bài 27: Tinh bột và cellulose giúp các em học sinh trả lời các câu hỏi trong SGK Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều trang 131, 132, 133, 134, 135.

Giải Khoa học tự nhiên 9 Bài 27 được biên soạn bám sát theo chương trình SGK. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Bài 27 Chủ đề 9: Lipid – Carbohydrate – Protein – Polymer – Phần 2: Chất và sự biến đổi của chất cho học sinh của mình. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Giải Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều Bài 27 – Câu hỏi thảo luận

Câu 1

Quan sát hình 27.3, cho biết bộ phận nào của cây ngô

a) chứa nhiều tinh bột?

b) chứa nhiều celulose?

Tinh bột và cellulose

Trả lời:

a) Hạt ngô chứa nhiều tinh bột.

Tham khảo thêm:   Đề thi Violympic Toán lớp 6 vòng 12 năm 2016 - 2017 Đề thi giải Toán qua mạng lớp 6 có đáp án

b) Thân cây ngô chứa nhiều celulose.

Câu 2

Quan sát các hình 27.1 và 27.2, cho biết trạng thái, màu sắc của tinh bột và celulose.

Tinh bột và cellulose

Trả lời:

Trong điều kiện thường, tinh bột và cellulose là chất rắn, màu trắng.

Câu 3

Hiện tượng nào trong thí nghiệm 1 cho biết tinh bột đã tác dụng với iodine?

Trả lời:

Hiện tượng trong thí nghiệm 1 cho biết tinh bột đã tác dụng với iodine là thấy xuất hiện chất có màu xanh tím.

Câu 4

Hiện tượng nào trong thí nghiệm 2 chứng tỏ phản ứng thuỷ phân tinh bột đã xảy ra?

Trả lời:

Hiện tượng trong thí nghiệm 2 chứng tỏ phản ứng thủy phân tinh bột đã xảy ra là sau khi đun sôi 4 phút thấy dung dịch trong hơn và khi nhỏ dung dịch iodine vào hỗn hợp sau phản ứng thì không thấy có hiện tượng gì.

Câu 5

Quan sát hình 27.4 và cho biết những ứng dụng chính của tinh bột.

Tinh bột và cellulose

Trả lời:

Ứng dụng chính của tinh bột là:

  • Làm thức ăn cho người và nhiều động vật.
  • Sản xuất glucose.
  • Sản xuất ethylic alcohol.

Câu 6

Quan sát hình 27.5 và cho biết những ứng dụng chính của cellulose.

Tinh bột và cellulose

Trả lời:

Một số ứng dụng chính của cellulose là:

  • Làm thức ăn cho một số loài thực vật (trâu, bò, dê, cừu, …)
  • Sản xuất giấy, vải, sợi, …
  • Làm vật liệu xây dựng
  • Sản xuất đồ gỗ.

Câu 7

Có ý kiến cho rằng “Phản ứng quang hợp có vai trò rất quan trọng đối với tự nhiên”. Ý kiến trên là đúng hay sai? Giải thích.

Tham khảo thêm:   Đề kiểm tra học kì II lớp 6 môn Toán - Phòng Giáo dục Phù Yên, Sơn La (Đề 6) Đề kiểm tra môn Toán

Trả lời:

Ý kiến “Phản ứng quang hợp có vai trò rất quan trọng với đối tự nhiên” là đúng vì:

  • Quá trình quang hợp của cây xanh đã tạo ra carbohydrate, là nguồn thức ăn cho người và nhiều động vật.
  • Quá trình quang hợp hấp thụ khí CO2, cung cấp khí O2 để duy trì sự sống, sự cháy trên Trái Đất.
  • Quá trình quang hợp hấp thụ năng lượng làm giảm bớt sự tăng nhiệt độ của khí quyển.

Giải Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều Bài 27 – Luyện tập

Luyện tập 1

Dự đoán hiện tượng xảy ra khi nhỏ một giọt dung dịch iodine lên một lát khoai tây hoặc một lát chuối xanh.

Trả lời:

Dự đoán hiện tượng: Xuất hiện màu xanh tím.

Giải thích: Lát khoai tây hoặc lát chuối xanh có chứa tinh bột nên tác dụng với iodine tạo ra hợp chất có màu xanh tím.

Luyện tập 2

Tinh bột và cellulose có những tính chất hoá học nào sau đây?

a) Tác dụng với H2O khi có acid và đun nóng.

b) Tác dụng với H2O ở nhiệt độ thường khi có enzyme.

c) Tác dụng với iodine.

Trả lời:

– Tinh bột có những tính chất hóa học: a, b, c

– Cellulose có những tính chất hóa học: a, b

Luyện tập 3

Nêu tên một số loại lương thực, thực phẩm có chứa nhiều tinh bột.

Trả lời:

Một số loại lương thực, thực phẩm có chứa nhiều tinh bột như: thóc, ngô, khoai, sắn, bánh mì,…

Tham khảo thêm:   Công văn 198/GSQL-GQ1 Thông quan hàng hóa phải kiểm dịch thực vật

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết KHTN 9 Bài 27: Tinh bột và cellulose Giải KHTN 9 Cánh diều trang 131, 132, 133, 134, 135 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *