Bạn đang xem bài viết ✅ KHTN 9 Bài 29: Polymer Giải KHTN 9 Cánh diều trang 139, 140, 141, 142, 143 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải bài tập KHTN 9 Bài 29: Polymer giúp các em học sinh trả lời các câu hỏi trong SGK Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều trang 139, 140, 141, 142, 143.

Giải Khoa học tự nhiên 9 Bài 29 được biên soạn bám sát theo chương trình SGK. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Bài 29 Chủ đề 9: Lipid – Carbohydrate – Protein – Polymer – Phần 2: Chất và sự biến đổi của chất cho học sinh của mình. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Giải Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều Bài 29 – Câu hỏi thảo luận

Câu 1

Nêu đặc điểm chung về khối lượng phân tử của polymer.

Trả lời:

Đặc điểm chung về khối lượng phân tử của polymer là rất lớn.

Câu 2

Chỉ ra mắt xích trong phân tử và monomer tương ứng của các polymer sau:

Tham khảo thêm:   Hợp đồng sáp nhập doanh nghiệp

a) Polytetrafloroethylene

Polymer

b) Polystyrene (PS)

Polymer

Trả lời:

a) Mắt xích là – CF2 – CF2

Monomer là CF2 = CF2

b) Mắt xích là

Polymer

Monomer là C6H5CH=CH2

Câu 3

Dựa vào những đặc điểm nào mà chất dẻo được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực của sản xuất và đời sống?

Trả lời:

Chất dẻo được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực của sản xuất và đời sống vì bền, đẹp, giá thành rẻ, mẫu mã đa dạng.

Câu 4

Cần chú ý điều gì khi sử dụng các đồ dùng bằng chất dẻo? Giải thích?

Trả lời:

Việc sử dụng các đồ dùng bằng chất dẻo cần thực hiện theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Không để các đồ dùng bằng chất dẻo ở gần bếp lửa hay nơi có nhiệt độ cao vì khi đó chất dẻo sẽ trở nên giòn, thay đổi tính chất và các đồ dùng có thể bị biến dạng. Chỉ đựng đồ ăn, uống vào dụng cụ làm bằng chất dẻo không độc để tránh gây hại cho sức khoẻ.

Câu 5

Nêu đặc điểm cấu tạo của các polymer tạo ra các loại tơ.

Trả lời:

Đặc điểm cấu tạo của polymer tạo ra các loại tơ: có cấu tạo mạch không phân nhánh và có thể kéo dài thành sợi.

Câu 6

Vật liệu composite có đặc điểm gì về thành phần? Vì sao vật liệu composite ngày càng được sử dụng rộng rãi?

Trả lời:

– Vật liệu composite là vật liệu được tổ hợp từ hai hay nhiều vật liệu khác nhau, gồm vật liệu cốt và vật liệu nền.

Tham khảo thêm:   Lệnh chi tiền Mẫu C2-01a/NS theo Thông tư 19/2020/TT-BTC

– Vật liệu composite được sử dụng rộng rãi vì nó thường rất bền và có nhiều tính chất ưu việt như nhẹ, tuổi thọ cao, …

Câu 7

Nêu một số ứng dụng của polyethylene. Túi nylon có ảnh hưởng như thế nào khi phát thải vào môi trường?

Trả lời:

– Một số ứng dụng của polyethylene như sản xuất bao bì, màng bọc, túi nylon, thùng nhựa, …

– Túi nylon khi phát thải vào môi trường rất khó bị phân hủy và gây ô nhiễm cho đất, nước; gây nguy hại cho các loài động vật, …

Giải Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều Bài 29 – Luyện tập

Luyện tập 1

Polymer thiên nhiên và polymer tổng hợp có đặc điểm gì giống và khác nhau?

Trả lời:

Polymer thiên nhiên

Polymer tổng hợp

Giống nhau

– Đều có khối lượng phân tử rất lớn

– Được cấu tạo từ những nhóm nguyên tử liên kết với nhau và lặp đi lặp lại nhiều lần trong phân tử.

Khác nhau

Có sẵn trong thiên nhiên.

Ví dụ: tinh bột, cellulose, protein, tơ tằm, …

Được tổng hợp bằng phương pháp hóa học.

Ví dụ: nhựa PE, nhựa PVC, nhựa PP, …

Luyện tập 2

Nêu ví dụ về:

a) Polymer không tan trong nước.

b) Polymer không tan trong nước lạnh nhưng tan trong nước nóng tạo ra dung dịch keo.

c) Polymer tan trong nước ở nhiệt độ thường tạo ra dung dịch keo.

Trả lời:

a) Polymer không tan trong nước: cellulose, nhựa PP, nhựa PE, …

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 10: Nghị luận xã hội về ý thức chào hỏi của học sinh hiện nay (Dàn ý + 6 mẫu) Những bài văn mẫu lớp 10

b) Polymer không tan trong nước lạnh nhưng tan trong nước nóng tạo ra dung dịch keo: tinh bột.

c) Polymer tan trong nước ở nhiệt độ thường tạo ra dung dịch keo: gelatin.

Luyện tập 3

Viết phương trình hoá học của phản ứng trùng hợp polymer từ monomer:

Polymer

Trả lời:

Polymer

Luyện tập 4

Nêu sự giống và khác nhau giữa hai loại sợi bông và sợi tơ tằm. Giải thích tại sao không nên dùng xà phòng có tính kiềm để giặt quần áo làm bằng sợi tơ tằm.

Trả lời:

* Giống nhau

– Đều thuộc loại tơ thiên nhiên

* Khác nhau

– Sợi bông có nguồn gốc từ thực vật.

– Sợi tơ tằm có nguồn gốc từ động vật, khi đốt có mùi khét như mùi tóc cháy.

* Tơ tằm được cấu tạo từ protein, khi giặt bằng xà phòng có tính kiềm cao sẽ làm quần áo mau hỏng. Do đó, không nên dùng xà phòng có tính kiềm để giặt quần áo bằng sợi tơ tằm.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết KHTN 9 Bài 29: Polymer Giải KHTN 9 Cánh diều trang 139, 140, 141, 142, 143 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *