Bạn đang xem bài viết ✅ KHTN 9 Bài 43: Nguyên phân và giảm phân Giải KHTN 9 Kết nối tri thức trang 186, 187, 188, 189, 190 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải KHTN 9 Bài 43: Nguyên phân và giảm phân giúp các em học sinh lớp 9 tham khảo để nhanh chóng trả lời các câu hỏi trong sách Khoa học tự nhiên 9Kết nối tri thức với cuộc sống trang 186, 187, 188, 189, 190.

Qua đó, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Bài 43 Chương XII: Di truyền nhiễm sắc thể SGK Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức với cuộc sống cho học sinh của mình theo chương trình mới. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

I. Nguyên phân

Nêu thêm ví dụ về nguyên phân mà em biết.

Trả lời:

Một số ví dụ khác về nguyên phân:

– Sự hình thành chồi bên ở thực vật.

– Sự tái sinh đuôi mới thay cho đuôi bị đứt ở thạch sùng.

– Sự sinh sản ở thủy tức: Các tế bào ở bề mặt của thủy tức trải qua nguyên phân và tạo thành một khối tế bào được gọi là một chồi. Nguyên phân sẽ tiếp tục trong các tế bào chồi và nhờ vậy, chồi này sẽ phát triển thành một cá thể mới.

Tham khảo thêm:   Thông tư số 60/2010/TT-BNNPTNT Quy định điều kiện vệ sinh thú y đối với cơ sở giết mổ lợn

– Khi bị thương, tế bào ở tầng tế bào sống của da nguyên phân liên tục để tạo ra các tế bào mới giúp làm lành vết thương.

– Khi nuôi cấy mô thực vật, các tế bào trong mô nguyên phân liên tiếp và biệt hóa tạo ra số lượng lớn tế bào hình thành các cơ quan để tạo ra cây hoàn chỉnh.

II. Giảm phân

Câu hỏi trang 188: Nêu thêm ví dụ về giảm phân mà em biết.

Trả lời:

Một số ví dụ khác về giảm phân:

– Sự hình thành hạt phấn (giao tử đực) trong nón đực của cây thông.

– Sự hình thành tinh trùng (giao tử đực) trong tinh hoàn của gà trống.

– Sự hình thành trứng (giao tử cái) trong buồng trứng của các loài thú.

Câu hỏi trang 188: Quan sát Hình 43.3 kết hợp kiến thức đã học, trả lời các câu hỏi sau:

Nguyên phân và giảm phân

1. Thế hệ F1 có bao nhiêu loại kiểu gene và kiểu hình mới được tạo thành do tổ hợp lại các allele của bố mẹ?

2. Những quá trình nào đã làm xuất hiện các biến dị tổ hợp ở phép lai này? Giải thích.

Trả lời:

1. Quan sát Hình 43.3, thế hệ F1 có 4 loại kiểu gene (AABb, AAbb, aaBb, aabb) và 2 loại kiểu hình (thân thấp, hoa tím; thân thấp, hoa trắng) mới được tạo thành do tổ hợp lại các allele của bố mẹ.

2. Có 2 quá trình làm xuất hiện biến dị tổ hợp ở phép lai này:

– Trong giảm phân, các cặp NST tương đồng phân li độc lập và tổ hợp tự do với nhau trong các giao tử, do đó các cặp gene trên các cặp NST tương đồng cũng phân li độc lập và tổ hợp tự do với nhau trong các giao tử, mỗi giao tử mang tổ hợp các allele khác nhau.

Tham khảo thêm:   Đề thi học sinh giỏi cấp THPT tỉnh Lâm Đồng năm 2010 - 2011 - Hệ bổ túc Môn Toán, Hóa, Văn, Lịch sử - Có đáp án

– Trong thụ tinh, giao tử đực và giao tử cái kết hợp với nhau một cách ngẫu nhiên, qua đó các allele cũng tổ hợp với nhau một các ngẫu nhiên trong các hợp tử, nhờ đó làm xuất hiện nhiều tổ hợp gene mới không có ở thế hệ bố mẹ.

III. Phân biệt nguyên phân, giảm phân và mối quan hệ giữa nguyên phân, giảm phân

Câu hỏi 1 trang 189: Nêu mối quan hệ giữa nguyên phân, giảm phân trong sinh sản hữu tính.

Trả lời:

Mối quan hệ giữa nguyên phân, giảm phân trong sinh sản hữu tính:

– Trong sinh sản hữu tính, nhờ giảm phân, các giao tử đực và cái được sinh ra có bộ NST giảm đi một nửa (mang bộ NST đơn bội) so với các tế bào của cơ thể bố mẹ. Sự kết hợp giữa giao tử đực (n) và giao tử cái (n) trong thụ tinh đã khôi phục lại bộ NST 2n trong các hợp tử được tạo thành.

– Thông qua nguyên phân, bộ NST 2n trong hợp tử được di truyền cho các thế hệ tế bào con. Kết hợp với sự biệt hóa tế bào đã hình thành các mô, cơ quan và hệ cơ quan của cơ thể mang bộ NST 2n đặc trưng của loài.

Câu hỏi 2 trang 189: Đúng hay sai khi nói rằng NST vừa là vật chất mang thông tin di truyền vừa là đơn vị truyền đạt vật chất di truyền qua các thế hệ tế bào và thế hệ cơ thể? Giải thích

Tham khảo thêm:   TOP phim tình cảm lãng mạn Hàn Quốc hay nhất

Trả lời:

– NST vừa là vật chất mang thông tin di truyền vừa là đơn vị truyền đạt vật chất di truyền qua các thế hệ tế bào và thế hệ cơ thể.

– Giải thích:

+ Về cấu trúc, NST được cấu tạo từ DNA, do đó trong nhân tế bào, các gene được sắp xếp trong các NST. Vì vậy, NST là vật chất mang thông tin di truyền.

+ Trong nguyên phân, giảm phân và thụ tinh, nhờ các quá trình nhân đôi, phân li và tổ hợp của các NST mà bộ NST mang thông tin di truyền của loài được truyền đạt cho các thế hệ tế bào của cơ thể và các thế hệ con cháu. Vì vậy, NST là đơn vị truyền đạt vật chất di truyền qua các thế hệ tế bào và thế hệ cơ thể.

IV. Ứng dụng của nguyên phân và giảm phân trong thực tiễn

Quan sát Hình 43.5, cho biết công nghệ nào ứng dụng nguyên phân, công nghệ nào ứng dụng giảm phân và thụ tinh.

Nguyên phân và giảm phân

Trả lời:

Dựa vào Hình 43.5, ta thấy:

– Công nghệ ứng dụng nguyên phân gồm: (a) Nuôi cấy mô thực vật giúp nhân số lượng cây lớn cùng kiểu gene, (b) Nuôi cấy tế bào phôi tạo ngân hàng tế bào gốc sử dụng trong điều trị bệnh ở người, (d) Nuôi cấy tế bào ung thư phục vụ nghiên cứu khoa học.

– Công nghệ ứng dụng giảm phân và thụ tinh: (c) Thụ tinh trong ống nghiệm phục vụ chuyên khoa y học hiếm muộn.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết KHTN 9 Bài 43: Nguyên phân và giảm phân Giải KHTN 9 Kết nối tri thức trang 186, 187, 188, 189, 190 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *