Bạn đang xem bài viết ✅ Soạn bài Tự đánh giá: Cảnh rừng Việt Bắc Cánh diều Ngữ văn lớp 12 trang 32 sách Cánh diều tập 2 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Tài liệu Soạn văn 12: Cảnh rừng Việt Bắc, sẽ hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi trong SGK Ngữ văn.

Soạn bài Tự đánh giá: Cảnh rừng Việt Bắc
Soạn bài Tự đánh giá: Cảnh rừng Việt Bắc

Các bạn học sinh lớp 12 cùng tham khảo tài liệu để có thể chuẩn bị bài nhanh chóng và đầy đủ nhất.

Soạn bài Tự đánh giá: Cảnh rừng Việt Bắc

Câu 1. Bài thơ Cảnh rừng Việt Bắc đã sử dụng hình thức thơ nào?

A. Thơ thất ngôn bát cú, viết bằng chữ Nôm

B. Thơ thất ngôn bát cú, viết bằng chữ Quốc ngữ

C. Thơ tự do, viết bằng chữ Nôm

D. Thơ bảy chữ, viết bằng chữ Hán

Hướng dẫn giải: B

Câu 2. Chi tiết nào cho biết bối cảnh sáng tác của bài thơ Cảnh rừng Việt Bắc?

A. Nhan đề bài thơ Cảnh rừng Việt Bắc

B. Ghi chú: NXB Văn học, Hà Nội, 1970

C. Ghi chú cuối văn bản: Năm 1947

D. Dòng thơ “Kháng chiến thành công ta trở lại”

Hướng dẫn giải: D

Câu 3. Trạng thái cảm xúc chủ đạo trong bài thơ Cảnh rừng Việt Bắc là gì?

A. Vui vẻ, lạc quan

B. Buồn bã, ưu tư

Tham khảo thêm:   Tiếng Anh 7 Unit 1: Từ vựng What do you like to do - Cánh diều

C. Nuối tiếc, bâng khuâng

D. Xúc động, sung sướng

Hướng dẫn giải: A

Câu 4. Dòng thơ nào sau đây sử dụng biện pháp liệt kê?

A. Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay

B. Vượn hót chim kêu suốt cả ngày

C. Săn về thường chén thịt rừng quay

D. Kháng chiến thành công ta trở lại

Hướng dẫn giải: B

Câu 5. Nội dung chính của bài thơ là gì?

A. Cuộc sống giản dị, đơn sơ ở núi rừng Việt Bắc và tâm trạng tràn đầy lạc quan, tin tưởng của nhân vật trữ tình

B. Cuộc đời hoạt động cách mạng bí mật gian khổ, thiếu thốn mà vẫn ung dung và tràn đầy lạc quan của Bác Hồ

C. Hình ảnh cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp gian khổ, quyết liệt nhưng tràn đầy sự lạc quan, vui vẻ

D. Cuộc sống khắc nghiệt ở chiến khu Việt Bắc và những nỗi băn khoăn, lo lắng của nhân vật trữ tình

Hướng dẫn giải: A

Câu 6. Mở đầu bài thơ, Bác viết “Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay”. Em hiểu nghĩa của từ “hay” ở đây như thế nào?

Hướng dẫn giải:

Từ “hay” thể hiện cảm xúc say mê, bất ngờ trước cảnh đẹp thiên nhiên của núi rừng Việt Bắc, từ đó thể hiện được tâm hồn lạc quan, yêu đời của nhà thơ.

Câu 7. Nhận xét về âm hưởng và giọng điệu bao trùm bài thơ Cảnh rừng Việt Bắc.

Tham khảo thêm:   Thông tư 02/2018/TT-NHNN Hướng dẫn mở sử dụng tài khoản thanh toán

Hướng dẫn giải:

– Âm hưởng: vui tươi, rộn ràng

– Giọng điệu: thiết tha, sôi nổi

Câu 8. Những từ ngữ nào trong bài thơ thể hiện sắc thái tình cảm của chủ thể trữ tình?

Hướng dẫn giải:

– Những từ ngữ thể hiện sắc thái tình cảm :

  • “Thật là hay”: cảm thán trước cảnh đẹp thiên nhiên, không khí rộn ràng ở vùng núi rừng Việt Bắc.
  • “Chén thịt rừng quay”: không khí thân mật, thể hiện niềm vui sướng khi được thưởng thức thành quả cuộc đi săn.
  • “Tha hồ dạo”: niềm hứng khởi trước cảnh sắc thiên nhiên bao la, rộng lớn của núi rừng Việt Bắc.
  • “Mặc sức say”: niềm say mê, phấn khởi trước những đặc sản rượu ngọt chè tươi nơi núi rừng Việt Bắc.

Câu 9. Từ hiểu biết của em về nghĩa của từ “mời” và từ “chén”, chỉ ra sự phù hợp của hai từ này trong hai dòng thơ:

Khách đến thì mời ngô nếp nướng
Săn về thường chén thịt rừng quay

Hướng dẫn giải:

– Từ “mời”, mang sắc thái trang trọng, dùng cho người ở bề trên hoặc khách.

– Từ “chén” thường sử dụng trong mối quan hệ gần gũi, gắn bó, dùng cho bạn bè thân thiết

=> Ở câu thơ thứ tư, Bác dùng chữ “chén” thay cho chữ “ăn” gợi cảm giác thân mật, vui tươi.

Câu 10. Qua bài thơ, em hiểu thêm được gì về tâm hồn của Chủ tịch Hồ Chí Minh?

Tham khảo thêm:   Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 71 Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 9 trang 71 sách Chân trời sáng tạo tập 1

Hướng dẫn giải:

Chủ tịch Hồ Chí Minh có một tâm hồn lạc quan, phong thái ung dung và ý chí vô cùng mạnh mẽ.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Tự đánh giá: Cảnh rừng Việt Bắc Cánh diều Ngữ văn lớp 12 trang 32 sách Cánh diều tập 2 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *