Bạn đang xem bài viết ✅ Viết đoạn văn phân tích 2 – 4 dòng thơ miêu tả thiên nhiên mà em cho là đặc sắc trong đoạn trích Kim – Kiều gặp gỡ Văn mẫu 9 Kết nối tri thức ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) phân tích 2 – 4 dòng thơ miêu tả thiên nhiên mà em cho là đặc sắc trong đoạn trích Kim – Kiều gặp gỡ gồm 2 mẫu hay nhất, giúp các em có thêm nhiều ý tưởng mới cho đoạn văn của mình thêm sâu sắc.

Kim - Kiều gặp gỡ

Nhờ đó, các em dễ dàng trả lời câu hỏi Viết kết nối với đọc – Văn bản 1: Kim – Kiều gặp gỡ – Bài 3: Hồn nước nằm trong tiếng mẹ cha SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức tập 1 trang 70. Vậy mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn, viết đoạn văn thật hay.

Đề bài: Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) phân tích 2 – 4 dòng thơ miêu tả thiên nhiên mà em cho là đặc sắc trong đoạn trích Kim – Kiều gặp gỡ.

Đoạn văn phân tích 2-4 dòng thơ miêu tả thiên nhiên đặc sắc trong Kim Kiều gặp gỡ – Mẫu 1

Khi đọc đoạn trích Kim – Kiều gặp gỡ, em luôn đọc đi đọc lại hai dòng thơ miêu tả thiên nhiên rất đặc sắc: “Gương nga chênh chếch dòm song,/ Vàng gieo ngấn nước cây lồng bóng sân”. Hai dòng thơ miêu tả vẻ đẹp đầy chất thơ, tĩnh lặng và tươi sáng vào đêm trăng. Bằng ngòi bút nhân hóa điêu luyện, Nguyễn Du đã khiến vầng trăng vốn chỉ biết nằm im lìm trên trời cũng biết ngó ngàng xung quang: “Gương nga chênh chếch dòm song”. Từ láy ‘chênh chếch” chỉ hành động hơi nghiêng về một phía. Vầng trăng cũng giống như Thúy Kiều, tựa đầu cửa sổ, nghiêng nhìn sang phía Kim Trọng với nỗi tương tư. Cả không gian ban đêm chợt bừng sáng bởi ảnh trăng dịu nhẹ: “Vàng treo ngấn nước cây lồng bóng sân”. Mặt nước sóng sánh ánh trăng, lấp lánh như chứa ngàn mặt trăng nhỏ ở dưới đáy sông. Ánh trăng chiếu xuống cây, khiến bóng cây che đi cả một khoảng sân. Cảnh vật êm đềm biết bao, từng dòng thơ đi vào lòng người biết nhường nào!

Tham khảo thêm:   Thông tư 13/2013/TT-BLĐTBXH Hướng dẫn điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng

Đoạn văn phân tích 2-4 dòng thơ miêu tả thiên nhiên đặc sắc trong Kim Kiều gặp gỡ – Mẫu 2

Nguyễn Du đã miêu tả thiên nhiên rất ấn tượng trong đoạn trích Kim – Kiều gặp gỡ. Khung cảnh hiện lên là hình ảnh “Dưới cầu nước chảy trong veo/Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha”. Qua hai câu thơ, tác giả đã tạo nên bức tranh thiên nhiên lúc chiều tà với những sự vật, khung cảnh đầy tình tứ. Biện pháp nghệ thuật đối được tác giả sử dụng rất tinh tế “dưới cầu; bên cầu” tạo nên sự đối xứng trong bức tranh thiên nhiên. Chao ôi! Còn gì tuyệt vời hơn khi trước mắt chúng ta là một dòng sông nước chảy trong veo cùng với những cây liễu thướt tha như đang khoe dáng bên bờ sông. Hai câu thơ đã tạo nên bức tranh thiên nhiên thật thơ mộng. Dưới khung cảnh nên thơ nên họa đó, một mối tình son sắt, đậm sâu của cặp trai tài gái sắc Kim – Kiều ấy sẽ khiến bao trái tim của nhiều thế hệ độc giả phải thổn thức.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Viết đoạn văn phân tích 2 – 4 dòng thơ miêu tả thiên nhiên mà em cho là đặc sắc trong đoạn trích Kim – Kiều gặp gỡ Văn mẫu 9 Kết nối tri thức của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

Tham khảo thêm:   Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 7 sách Cánh diều Ôn tập cuối kì 1 Công nghệ 7

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *