Bạn đang xem bài viết ✅ Luyện từ và câu: Luyện tập về từ đa nghĩa – Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức tập 1 Bài 15 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Luyện từ và câu: Luyện tập về từ đa nghĩa giúp các em học sinh lớp 5 nhanh chóng trả lời các câu hỏi trong SGK Tiếng Việt 5 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 74. Qua đó, các em sẽ biết cách sử dụng từ đa nghĩa trong câu.

Đồng thời, cũng giúp thầy cô nhanh chóng soạn giáo án Luyện từ và câu: Luyện tập về từ đa nghĩa của Bài 15 Chủ đề Thiên nhiên kì thú theo chương trình mới cho học sinh của mình. Vậy mời thầy cô và các em tải miễn phí bài viết dưới đây của Wikihoc.com để chuẩn bị thật tốt cho tiết học.

Soạn Tiếng Việt 5 tập 1 Kết nối tri thức trang 74

Câu 1

Nêu nghĩa của từ hạt trong mỗi đoạn thơ dưới đây. Từ hạt trong đoạn thơ nào được dùng với nghĩa gốc?

Trả lời:

– Trong đoạn thơ a, từ hạt có nghĩa là một bộ phận hình thành từ quả của một loại cây, có chức năng duy trì nòi giống, nảy mầm cây mới. Từ hạt trong câu này được dùng với nghĩa gốc.

– Trong đoạn thơ b, từ hạt có nghĩa là một giọt, lượng mưa nhỏ, có thể nhìn thấy và sờ thấy để biết số lượng, kích thước của chúng. Từ hạt trong câu này được dùng với nghĩa chuyển.

Câu 2

Trong hai đoạn thơ dưới đây, từ chân được dùng với các nghĩa nào? Các nghĩa đó có gì giống và khác nhau?

Luyện tập về từ đa nghĩa

Trả lời:

– Trong hai đoạn thơ dưới đây, từ chân được dùng với các nghĩa:

+ Trong câu a, một chân, chân đứng, chân quay, ba chân: dùng với các nghĩa chuyển, là bộ phận tiếp xúc với đất, có chức năng đỡ, trụ cho bộ phận của vật đứng thẳng.

+ Trong câu b, chân em: được dùng với nghĩa gốc, là bộ phận của con người có chức năng nâng đỡ, di chuyển bước đi.

– Các nghĩa này giống nhau ở chỗ đều là bộ phận có chức năng làm trụ, tiếp xúc giữa vật/người với mặt đất. Khác nhau ở chỗ với nghĩa gốc, chân là bộ phận di chuyển, bước đi được nhưng với nghĩa chuyển, chân chỉ là bộ phận giữ thăng bằng, tiếp giáp với đất, làm trụ cho vật chứ không tự di chuyển được.

Tham khảo thêm:   Công văn 991/BNN-KTHT Báo cáo kết quả thực hiện cơ chế chính sách di dân, tái định cư công trình thủy lợi, thủy điện vùng Tây Bắc

Câu 3

Đặt câu để phân biệt các nghĩa của mỗi từ sau đây:

Luyện tập về từ đa nghĩa

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Luyện từ và câu: Luyện tập về từ đa nghĩa – Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức tập 1 Bài 15 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *