Bạn đang xem bài viết ✅ Văn bản Người mẹ vườn cau Tác giả Nguyễn Ngọc Tư ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Văn bản Người mẹ vườn cau của Nguyễn Ngọc Tư được tìm hiểu trong chương trình học môn Ngữ văn.

Người mẹ vườn cau
Người mẹ vườn cau

Tài liệu Văn bản Người mẹ vườn cau sẽ cung cấp kiến thức hữu ích về tác giả, tác phẩm. Hãy cùng tham khảo ngay sau đây.

Người mẹ vườn cau

Đề bài làm văn chỉ hai chữ “Người mẹ”. Cô Hương bảo: “Bình luận, chứng minh, hay miêu tả cách nào cũng được”. Tôi cắn bút, nghĩ mãi bắt đầu như thế nào nhỉ?

Ba tôi có rất nhiều mẹ, tôi cũng có lắm bà. Nội ở nhà cùng chú út. Nội ở Phố Đông, nội ở vườn cau, nội nào cũng già như nhau. Tôi nhớ khi còn nhỏ, ba dẫn về thăm nội vườn cau. Hôm đó, mưa nhiều, con đường từ dưới bến lên nhà, đất bùn lẹp nhẹp, tôi ngã oành oạch. Nhà Nội nhỏ xíu, mái lá đột tong tong. Đón ba, Nội gầy gò, cười phô cả lợi.

– Má tưởng con không về được, mưa gió tối trời vầy khéo cảm.

Bà vuốt đầu tôi.

– Tiên tổ mầy, sao mà giống cha quá vậy?

Hôm ấy bà giỗ chú Sơn. Trên cái bàn thờ con con thấp lè tè kia đến ba chiếc lư đồng, cái nào cũng nghi ngút khói. Bữa giỗ chỉ vài ba bác canh chua cá rô đồng, mắm kho, bông súng. Chưa bao giờ tôi được ăn lại nghe ngon như thế. Ba gắp thức ăn cho bà, bà gắp thức ăn cho tôi, đôn hậu bảo.

– Ăn cho mau lớn, con.

Tạnh mưa, mọi người lục đục đến, họ kéo gàu xối ào ào ngoài hiên nước. Ai cũng gọi nội bằng Má, “má Tư”. “Má Tư” ơi ới. Tôi hỏi:

Tham khảo thêm:   Bản tóm tắt thành tích cá nhân đề nghị xét tặng kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Giáo dục Mẫu báo cáo thành tích vì sự nghiệp giáo dục

– Ba ơi, sao nội đông con quá vậy?

Ba cười bảo:

– Tối, ba kể con nghe.

Một chú quần vo tới gối, tay cầm lồng vỗ vai ba cười ha hả.

– Tao biết chú mày về nên đem thịt rắn qua đây, tụi mình lai rai.

Rồi chú quay lại:

– Má ơi, cho tụi con vui một bữa với thằng Sơn nghen.

Bà Nội quấn lại cái khăn sờn lên tóc.

– Rồi vợ mày chạy lại méc má cho mầy coi.

Nội ôm tôi vào lòng, ngồi trên võng bố đưa kèn kẹt. Các chú thỉnh thoảng lại cười vang. Nội cũng cười, trông nội vui lắm, cái vui như thức dậy sau đêm dài vươn mình ngắm bình minh. Ba tôi cùng các chú nói chuyện huyên thuyên, toàn là chuyện ngày xưa. Chú Biểu quần vo tới gối, uống rượu tòn tọt, cười khà:

– Tưởng đâu lũ mày quên má, quên hết tụi tao.

Ba tôi lúc lắc đầu, ông rót ba ly rượu cúng trên bàn thờ quay lại hỏi:

– Bát hương em Châu, bên chồng rước về hở má?

– Ừ, bên nhà sui bảo, cho chúng nó có đôi.

Bà nội dẫn tôi ra vườn, cái nắng sau mưa nồng ngả vàng pha sắc đỏ, những giọt nước còn đọng lại trên tán lá non. Ở đây cái gì cũng chín, từ trái mít, trái đu đủ, trái chanh, đến cả buồng cau. Trái chín đỏ lừ bên hông cau trắng muốt, tóc Nội cũng trắng phau phau, bà nắm tay tôi, bàn tay bà nhăn nheo, gân guốc. Đêm hôm ấy bà mắc mùng cho tôi ngủ, giường lạ ngủ không được. Ba kể hồi trước, ba cùng hai chú ở trên bàn thờ là đồng chí của nhau, các chú ấy hiên ngang và anh dũng lắm, ba bảo nội là một bà mẹ anh hùng. Tôi hơi bất ngờ, lẽ ra anh hùng phải là cao to, đẹp khỏe chứ!

– Vậy nội có súng không ba?

Tham khảo thêm:   Tóm tắt lý thuyết và bài tập Vật lý hạt nhân Tài liệu ôn thi đại học

– Nội bán ve chai.

– Bán ve chai cũng là anh hùng hở ba?

– Ừ nội gánh giỏ đi đầu làng cuối xóm. Nội đưa thư cho ba, nội mang thức ăn, tin tức.

Ba vuốt đầu tôi, cái tay nặng chịch.

– Giá mà các chú ấy còn sống, bây giờ nội đã có cháu, đâu phải sống một mình.

Tôi nghe gai gai người, nhớ cái dáng còm cõi, nụ cười phúc hậu, đôi mắt già nua nheo nheo. Trông ra ngoài, thấy bóng còng còn in trên vách, tôi nhổm dậy, “con ra ngủ với bà nghe ba”.

Ba tôi chuyển công tác lên tỉnh, nhà tôi dọn về phố khác. Mẹ nhắc ba:

– Lâu rồi, anh không về thăm má “vườn cau”.

– Ôi dào, má ở dưới, mấy anh dưới lo.

Một hôm, chú Biểu đến nhà, chú mang theo xâu ếch dài thiệt dài, bỗ bã:

– Cái này má gởi cho mày, má biểu phải đem đến tận nhà. Mấy giỗ mày không về, má nhớ mày lắm. Sáng hôm qua má còn khoe vừa gặp mày trên vô tuyến.

Rồi chú lắc đầu:

– Lũ mày bạc làm sao đâu.

Tối đó mưa xập xoài rả rích, ba tôi chong đèn ngồi rít thuốc, mẹ hỏi, ba bảo – “Uống rượu, ngủ không được”.

Món thịt ếch đầu mùa lịm trong lưỡi làm ba đau nhói. Ba rủ tôi.

– Mai về nội vườn cau, con ha?

Chẳng biết chốn ấy còn chín lừ quả ngọt, hương cau còn nồng nàn trắng xoá một góc trời, tóc nội chắc bạc nhiều hơn. Lúc tôi về, thế nào bà cũng dúi cho tôi nhiều quả chín mang về biếu mẹ, xâu ếch biếu ba. Thứ thức ăn mà không có hương vị cao lương nào thay thế được, dù bây giờ ba tôi xuống ngựa lên xe.

Bài văn được 4 điểm, lời phê cũng ngắn gọn như đề bài, “nghèo ý” tôi viết “Mẹ là người sinh ra em, nuôi em lớn, ngày thường mẹ nấu cơm em ăn, giặt đồ em mặc”. Bọn con Hải, Lam chọc ghẹo mãi, tôi chống chê – “Làm sao viết về mẹ bằng mấy dòng được, phải không?”

Tham khảo thêm:   Quyết định 06/2013/QĐ-TTg Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cổng Thông tin điện tử Chính phủ

I. Đôi nét về tác giả Nguyễn Ngọc Tư

– Nguyễn Ngọc Tư sinh năm 1976 tại Đầm Dơi, Cà Mau.

– Chị là một trong những nhà văn nổi tiếng của nền văn học Việt Nam hiện đại, với nhiều tác phẩm đạt giải thưởng.

– Giọng văn chị đậm chất Nam bộ, là giọng kể mềm mại mà sâu cay về những cuộc đời éo le, những số phận chìm nổi.

– Một số tác phẩm tiêu biểu như Ngọn đèn không tắt, Nước chảy mây trôi, Cánh đồng bất tận…

II. Giới thiệu về tác phẩm Người mẹ vườn cau

1. Thể loại

Văn bản Người mẹ vườn cau thuộc thể loại truyện ngắn.

2. Bố cục

  • Phần 1. Từ đầu đến “ngủ với bà nghe ba”: giới thiệu về tình huống bài văn của “tôi” và những kỉ niệm về nội ở vườn cau
  • Phần 2. tiếp theo đến “công tác lên tỉnh”: lời nhắc nhở của nội ở vườn cau
  • Phần 3. Còn lại: kết quả bài văn của tôi

3. Tóm tắt

Tôi được cô giáo giao cho viết bài văn về đề tài người mẹ. Tôi ngồi cắn bút mãi, không biết bắt đầu như thế nào. Những dòng hồi tưởng về những người mẹ của ba hiện lên. Ba của tôi có nhiều người mẹ và tôi cũng có nhiều nội – đặc biệt nhất là người nội vườn cau. Khi còn nhỏ, tôi thường theo ba về thăm nội. Những kỉ niệm lần lượt hiện lên về con đường dẫn vào nhà, bữa cơm giỗ chú Sơn, những người con vẫn gọi nội là má Tư. Ba kể cho tôi nghe về cuộc đời nội – một bà mẹ anh hùng. Sau này, khi ba chuyển công tác lên tỉnh, ít về thăm nội. Một hôm, chú Biểu lên thăm ba, mang theo quà của nội vườn cau. Tối đó, ba rủ tôi về thăm nội vườn cau.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn bản Người mẹ vườn cau Tác giả Nguyễn Ngọc Tư của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *