Bạn đang xem bài viết ✅ Hóa 12 Bài 3: Giới thiệu về Carbohydrate Giải Hóa 12 Cánh diều trang 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải bài tập SGK Hóa học 12 trang 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26 sách Cánh diều giúp các em học sinh lớp 12 xem gợi ý giải các câu hỏi Bài 3: Giới thiệu về Carbohydrate thuộc Chủ đề 2: Carbohydrate.

Soạn Hóa 12 Cánh diều Bài 3 các em sẽ biết cách trả lời toàn bộ các câu hỏi bài học này. Đồng thời, qua tài liệu này giúp quý thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho học sinh của mình theo chương trình mới. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Giải Hóa 12 Cánh diều Bài 3 – Vận dụng

Vận dụng 1

Trong nước ép mía có khoảng 15% saccharose theo khối lượng. Theo em, có thể dùng phương pháp nào để tách saccharose từ nước ép mía? Phương pháp tách chất này dựa trên tính chất nào của saccharose?

Lời giải:

Vận dụng 1

– Để thu được đường saccharose (sucrose) từ nước ép mía, ta sử dụng phương pháp lọc và kết tinh.

Tham khảo thêm:   Đáp án trò chơi Đố vui dân gian - Phần 11

– Phương pháp tách chất này dựa trên tính chất của saccharose là dễ tan trong nước và độ tan thay đổi theo nhiệt độ.

* Cách 1: Đun nóng nước đường để bay hơi nước và kết tinh đường là ở nhiệt độ cao, tuy nhiên ở cách này dung dịch nước đường đặc có thể bị caramel hoá (chuyển qua màu vàng nâu và có mùi đặc trưng) hoặc than hoá (chuyển thành carbon màu đen). Để tránh hiện tượng caramel hoá hoặc than hoá, người ta có thể sử dụng biện pháp kết tinh lại dưới áp suất thấp (nhiệt độ sôi phụ thuộc áp suất bề mặt, khi áp suất thấp, nước bay hơi ở nhiệt độ thấp hơn và như vậy quá trình kết tinh lại sẽ diễn ra ở nhiệt độ thấp, không xảy ra hiện tượng caramel hoá hoặc than hoá).

*Cách 2: Sử dụng mầm kết tinh để kết tinh đường từ dung dịch đậm đặc ở điều kiện thường.

Vận dụng 2

Tìm hiểu nhu cầu tiêu thụ đường saccharose ở nước ta trong những năm gần đây và sản lượng đường tương ứng của Việt Nam. Kể tên một số vùng trồng mía đường tiêu biểu ở Việt Nam hiện nay.

Lời giải:

– Sau niên vụ 2022 – 2023, tổng sản lượng đường sản xuất cả nước chỉ đạt 871 000 tấn.

– Báo cáo ngành mía đường quý I/2023 sản lượng tiêu thụ đường Việt Nam ở mức 2,3 – 2,4 triệu tấn/năm, bình quân gần 200 000 tấn/tháng.

Tham khảo thêm:   Công văn 1622/BHXH-BT Mức lãi suất tính lãi của số tiền bảo hiểm xã hội, thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng

⟹ Điều này có nghĩa sản lượng đường trong nước chỉ đáp ứng được 36% nhu cầu tiêu thụ trong năm 2023.

* Một số vùng trồng mía đường tiêu biểu ở Việt Nam hiện nay là: Hậu Giang, Sơn La, Thanh Hóa, Trà Vinh (huyện Trà Cú), …

Giải Hóa 12 Cánh diều Bài 3 – Bài tập

Bài 1

Trong các chất dưới đây, chất nào không được tạo thành chỉ từ các đơn vị glucose?

A. Maltose.
B. Saccharose.
C. Tinh bột.
D. Cellulose.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Chất không được tạo thành chỉ từ các đơn vị glucose là: Saccharose.

Saccharose được tạo thành từ sự liên kết của một đơn vị glucose với một đơn vị fructose.

Bài 2

Cho biết mỗi nhận xét dưới đây là đúng hay sai.

(a) Glucose và fructose đều có công thức phân tử là C6H12O6.

(b) Phân tử glucose và fructose đều có chứa nhóm chức hydroxy và nhóm chức carboxyl.

(c) Ở dạng mạch hở, trong phân tử glucose và fructose đều có nhóm carbonyl.

Lời giải:

(a) Đúng.

(b) Sai. Sửa lại: Ở dạng mạch hở, phân tử glucose và fructose đều có chứa nhóm chức hydroxy và nhóm chức carbo nyl.

(c) Đúng. Ở dạng mạch hở, trong phân tử glucose có nhóm chức aldehyde, còn trong phân tử fructose có nhóm chức ketone.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Hóa 12 Bài 3: Giới thiệu về Carbohydrate Giải Hóa 12 Cánh diều trang 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

Tham khảo thêm:   Quyết định 472/QĐ-BTC Về việc phê duyệt kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước giai đoạn 2011 - 2015

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *