Bạn đang xem bài viết ✅ Địa lí 12 Bài 23: Thực hành: Tìm hiểu hoạt động và sản phẩm dịch vụ tại địa phương Soạn Địa 12 Chân trời sáng tạo trang 98 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải bài tập SGK Địa lí 12 trang 98 sách Chân trời sáng tạo giúp các em học sinh lớp 12 xem gợi ý giải các câu hỏi Bài 23: Thực hành tìm hiểu hoạt động và sản phẩm dịch vụ tại địa phương thuộc Chương 3: Địa lí các ngành kinh tế.

Soạn Địa lí 12 Chân trời sáng tạo Bài 23 các em sẽ biết cách trả lời toàn bộ các câu hỏi bài học. Đồng thời, qua tài liệu này giúp quý thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho học sinh của mình theo chương trình mới. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Địa lí 12 Bài 23: Thực hành tìm hiểu hoạt động và sản phẩm dịch vụ tại địa phương

I. Nội dung

Câu hỏi trang 98: Hãy chọn một địa phương, tìm hiểu thực tế, viết đoạn văn ngắn giới thiệu, quảng bá về hoạt động du lịch hoặc một hoạt động, sản phẩm dịch vụ khác của địa phương đó.

Gợi ý thực hiện:

Chọn một trong hai chủ đề sau:

Tham khảo thêm:   Hướng dẫn liên kết tài khoản game Play Together

Chủ đề 1. Giới thiệu, quảng bá về hoạt động du lịch của địa phương được lựa chọn.

Gợi ý:

  • Tên hoạt động du lịch.
  • Vai trò của hoạt động du lịch.
  • Những tiềm năng phát triển.
  • Tình hình hoạt động và không gian phân bố hoạt động du lịch.

Chủ đề 2. Giới thiệu, quảng bá về một hoạt động dịch vụ tại chợ truyền thống hoặc siêu thị, trung tâm thương mại,… của địa phương được lựa chọn.

Gợi ý:

  • Tên chợ hoặc siêu thị, trung tâm thương mại.
  • Vai trò của hoạt động, dịch vụ.
  • Tình hình hoạt động (những hàng hóa được trao đổi, mua bán; thời gian hoạt động), phân bố.

II. Chuẩn bị

  • Thu thập tư liệu qua internet, sách, hình ảnh,… để tìm hiểu thông tin về hoạt động và sản phẩm dịch vụ.
  • Trao đổi với người thân hoặc người dân địa phương,…

Trả lời:

Lựa chọn chủ đề 1:

Du lịch tham quan di tích lịch sử – văn hóa tại Thái Bình

– Vai trò:

+ Phát triển du lịch tham quan di tích lịch sử – văn hóa để xây dựng các tuyến điểm du lịch văn hóa, mở rộng các tour du lịch văn hóa đặc sắc tới các vùng quê của đất nước, nối rộng và mở tầm hiểu biết cho nhân dân các địa phương, đồng thời khai thác thế mạnh của các vùng miền trong tổng thể phát triển kinh tế xã hội của quốc gia.

+ Hoạt động du lịch tham quan di tích lịch sử văn hóa đặc sắc, góp phần đưa Thái Bình trở thành một điểm đến du lịch ấn tượng, hấp dẫn trong nước.

Tham khảo thêm:   Quyết định số 31/2008/QĐ-BGDĐT Ban hành quy định bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm

+ Du khách tới thăm các di tích lịch sử – văn hóa chính là hình thức phát triển du lịch bền vững mà ngành du lịch Thái Bình luôn chú trọng, hướng theo phát triển du lịch bền vững.

– Thái Bình còn có một kho tàng di sản văn hóa đồ sộ và phong phú. Tiềm năng, lợi thế từ kho tàng di sản văn hóa đã tạo điều kiện thuận lợi cho tỉnh Thái Bình phát triển ngành du lịch.

+ Tính đến năm 2015, toàn tỉnh hiện có khoảng 2539 di tích, trong đó có 2 di tích được xếp hạng cấp quốc gia. Đặc biệt là di tích kiến trúc nghệ thuật chùa Keo (xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư) và di tích lịch sử khu lăng mộ, đền thờ các vị vua triều Trần (huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình).

+ Thái Bình hiện có 151 di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia, 595 di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh. Tiêu biểu có khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, đình, đền, bến tượng A Sào, khu di tích nhà Trần, đình An Cố, đền Đồng Xâm, từ đường Lê Quý Đôn, đền Tiên La, chùa Hội, đền Thượng, đền Đồng Bằng…

+ Thái Bình cũng là địa phương lưu giữ được nhiều di sản văn hóa phi vật thể đặc sắc, các loại hình diễn xướng dân gian như: chèo, múa rối nước, nghi lễ chầu văn. Tỉnh có trên 400 lễ hội, trong đó có nhiều lễ hội lớn như: lễ hội chùa Keo, lễ hội đền Trần, lễ hội đền Đồng Bằng, đền Tiên La, lễ hội làng Quang Lang, lễ hội làng La Vân… Hàng chục làng nghề truyền thống như: chạm bạc Đồng Xâm, dệt Phương La, đũi Nam Cao, chiếu Hới, làng vườn Bách Thuận. Văn hóa ẩm thực hết sức phong phú và dồi dào, giá cả hợp lý với những đặc sản như: bánh cáy, canh cá, gỏi nhệch, gỏi cá…

Tham khảo thêm:   Bộ tiêu chí đánh giá sách giáo khoa 2022 Tiêu chí đánh giá SGK

– Tình hình hoạt động và không gian phân bố hoạt động du lịch.

+ Du lịch tham quan di tích lịch sử – văn hóa đang hướng tới thị trường khách du lịch quốc tế.

+ Tiến hành đẩy mạnh phát triển du lịch dựa trên các giá trị văn hóa đặc biệt là tổ chức các trò chơi, trò diễn dân gian.

+ Du lịch Thái Bình đã nắm bắt thế mạnh, từng bước phát triển và dựa vào văn hóa để nâng cao sức cạnh tranh, tạo sức hấp dẫn cho khách du lịch.

+ Không chỉ được chiêm ngưỡng nét độc đáo, lối kiến trúc cổ của các Di tích lịch sử, được tham gia các lễ hội xuyên suốt trải dài từ đầu năm, du khách còn được tham gia trải nghiệm các hoạt động văn hóa dân gian như các trò chơi, trò diễn dân gian rất đặc sắc trong các lễ hội – tạo điểm nhấn và ấn tượng cho du khách.

+ Hoạt động du lịch di tích lịch sử – văn hóa của Thái Bình được trải rộng khắp các địa phương.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Địa lí 12 Bài 23: Thực hành: Tìm hiểu hoạt động và sản phẩm dịch vụ tại địa phương Soạn Địa 12 Chân trời sáng tạo trang 98 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *