Bạn đang xem bài viết ✅ Soạn bài Lưu biệt khi xuất dương Cánh diều Ngữ văn lớp 12 trang 122 sách Cánh diều tập 1 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Tài liệu Soạn văn 12: Lưu biệt khi xuất dương, sẽ hướng dẫn trả lời câu hỏi trong SGK Ngữ văn.

Soạn bài Lưu biệt khi xuất dương
Soạn bài Lưu biệt khi xuất dương

Mời các bạn học sinh lớp 12 tham khảo tài liệu dưới đây để chuẩn bị bài nhanh chóng và đầy đủ.

Soạn bài Lưu biệt khi xuất dương

1. Chuẩn bị

– Phan Bội Châu (1867- 1940), tên thuở nhỏ là Phan Văn San, tên hiệu là Sào Nam. Quê quán ở làng Đan Nhiễm (nay là xã Nam Hòa, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An). Ông là một nhà yêu nước, nhà cách mạng lớn nhất của dân tộc ta trong vòng 20 năm đầu thế kỉ XX. Những tác phẩm tiêu biểu: Sào Nam thi tập, Văn tế Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu niên biểu…

– Bài thơ Lưu biệt khi xuất dương được viết năm 1905, trước khi Phan Bội Châu chia tay các đồng chí để sang Nhật tìm đường cứu nước.

– Phần phiên âm, dịch thơ, dịch nghĩa có những nét tương đồng và khác biệt về nội dung và nghệ thuật.

Tham khảo thêm:   Đơn đề nghị cấp giấy phép in gia công xuất bản phẩm cho nước ngoài Ban hành kèm theo Thông tư 12/2011/TT-BTTTT

– Bài thơ Lưu biệt khi xuất dương có giọng điệu tâm huyết, hình ảnh giàu sức gợi,…

2. Đọc hiểu

Nghệ thuật đối trong hai câu thực và hai câu luận có tác dụng gì?

Hướng dẫn giải:

  • Hai câu thực: góp phần thể hiện trách nhiệm, ý thức cá nhân
  • Hai câu luận: thể hiện quan niệm về vinh – nhục

3. Trả lời câu hỏi

Câu 1. “Chí làm trai” của nhân vật trữ tình được thể hiện như thế nào trong hai câu đề?

Hướng dẫn giải:

– “Chí làm trai”: nam nhi thì phải nên sự nghiệp lớn, xứng danh với thiên hạ.

– Quan điểm của Phan Bội Châu: nếu thời xưa người ta thường phó mặc cho số phận, do mệnh trời, thì theo tác giả số phận của mình phải do chính mình xoay chuyển.

Câu 2. Phân tích quan niệm sống của nhân vật trữ tình được thể hiện qua hai câu thực và hai câu luận (ý thức về cái tôi, quan niệm về vinh nhục, sự từ bỏ cái lỗi thời,..)

Hướng dẫn giải:

– Hai câu thực:

  • Khẳng định tinh thần trách nhiệm của công dân là gánh vác giang sơn, đồng thời mang tính khích lệ những bậc nam nhi.
  • Khẳng định rằng một người sống vì dân vì nước thì tên tuổi sẽ lưu danh muôn đời.

=> Hai câu thơ đã cụ thể hóa lẽ sống của đáng nam nhi: phải tự giác, chủ động và lưu danh thiên cổ.

Tham khảo thêm:   Công văn 671/BNV-TL Chế độ phụ cấp thu hút đối với công chức, viên chức và người lao động thuộc Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định

– Hai câu luận:

  • Nỗi đau xót trước hoàn cảnh mất nước, nỗi nhục của thân phận nô lệ cùng sự phản kháng ngầm không cam chịu.
  • Đất nước lúc này không còn đấng minh quân, sách vở thánh hiền cũng không cứu được đất nước. Câu thơ giống như một lời thức tỉnh yêu nước là phải có hành động thiết thực để cứu nước.
  • Phan Bội Châu phản bác nền học vấn cũ, thức tỉnh những chí sĩ yêu nước.

Câu 3. Khát vọng của nhân vật trữ tình được thể hiện như thế nào ở hai câu kết?

Hướng dẫn giải:

– Hình ảnh kì vĩ, lớn lao: biển Đông, cánh gió, sóng bạc với hành động cao cả của nhân vật trữ tình.

– Khát vọng lên đường cứu nước, từ đó khơi gợi nhiệt huyết của một thế hệ.

Câu 4. Phân tích tác dụng của các biện pháp nghệ thuật trong bài thơ: hình tượng thiên nhiên, nghệ thuật đối, bút pháp ước lệ và cường điệu, giọng điệu,…

Hướng dẫn giải:

– Hình tượng thiên nhiên: trường phong (ngọn gió dài), thiên trùng bạch lãng (ngàn đợt sóng bạc) tạo nên không gian rộng lớn, kì vĩ, phù hợp với hành động cao cả, tầm vóc phi thường của chủ thể trữ tình

– Nghệ thuật đối: đối lập giữa hai câu thực và hai câu luận tạo nên một sự tương phản mạnh mẽ, giúp làm nổi bật ý nghĩa của bài thơ.

Tham khảo thêm:   Góc sáng tạo: Chúng mình thật đáng yêu Tiếng Việt lớp 5 Cánh diều tập 1 Bài 2

– Bút pháp ước lệ và cường điệu: tạo ra một hình ảnh sống động và sinh động về tác giả và sự quyết tâm của ông

Câu 5. Cảm nhận của em về nhân vật trữ tình trong bài thơ Lưu biệt khi xuất dương.

Hướng dẫn giải:

Nhân vật trữ tình trong bài thơ Lưu biệt khi xuất dương: con người mang vẻ đẹp lãng mạn hào hùng với tư tưởng mới mẻ và táo bạo, ý thức trách nhiệm và tình yêu đất nước sâu sắc.

Câu 6. Quan niệm nhân sinh, lí tưởng sống được thể hiện trong bài thơ còn có ý nghĩa đối với thế hệ trẻ hiện nay không? Hãy chia sẻ suy nghĩ của em về vấn đề này bằng một đoạn văn (khoảng 10 – 12 dòng).

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Lưu biệt khi xuất dương Cánh diều Ngữ văn lớp 12 trang 122 sách Cánh diều tập 1 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *