Bạn đang xem bài viết ✅ Khoa học lớp 5 Bài 2: Ô nhiễm, xói mòn đất và bảo vệ môi trường đất Giải Khoa học 5 Chân trời sáng tạo trang 10, 11, 12, 13, 14, 15 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải Khoa học lớp 5 Bài 2: Ô nhiễm, xói mòn đất và bảo vệ môi trường đất giúp các em học sinh lớp 5 tham khảo, biết cách trả lời toàn bộ câu hỏi trong sách giáo khoa Khoa học 5 Chân trời sáng tạo trang 10, 11, 12, 13, 14, 15.

Với lời giải trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài. Đồng thời, cũng là tài liệu hữu ích giúp thầy cô thuận tiện trong việc hướng dẫn học sinh ôn tập Bài 2 Chủ đề 1: Chất. Vậy chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Giải Khoa học 5 Chân trời sáng tạo Bài 2 – Luyện tập, thực hành

Luyện tập, thực hành trang 11

Những nguyên nhân nào gây ô nhiễm đất ở địa phương em? Chia sẻ với bạn.

Trả lời:

Những nguyên nhân gây ô nhiễm đất ở địa phương em: Sử dụng không hợp lí phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp; các chất ô nhiễm từ chất thải do hoạt động công nghiệp, xây dựng và sinh hoạt; ô nhiễm do hoạt động khai thác núi đá vôi…

Luyện tập, thực hành trang 12

Thí nghiệm: Tìm hiểu nguyên nhân gây xói mòn đất

Chuẩn bị: Một chậu đất; ba chai nước có lượng nước bằng nhau; ba khay hình chữ nhật có kích thước bằng nhau; một số cành cây nhỏ; găng tay.

Thực hiện:

* Chia đất thành ba phần bằng nhau tạo thành ba khay đất như hình gợi ý.

– Khay 1: Chỉ có đất (hình 12a).

– Khay 2: Gắn các cành cây vào đất (hình 12b).

Tham khảo thêm:   Nghị định 166/2016/NĐ-CP về giao dịch điện tử trong BHXH, BHYT Quy định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH, BHYT và Bảo hiểm thất nghiệp

– Khay 3: Tạo các bậc thang trên đất (hình 12c).

* Dự đoán: Khi lần lượt rót nước từ đỉnh của ba khay đất trong khoảng 1 phút với độ cao và tốc độ rót nước như nhau thì đất ở khay nào trôi nhanh nhất, đất ở khay nào trôi chậm nhất?

* Tiến hành thí nghiệm, quan sát và so sánh kết quả thí nghiệm với dự đoán của em.

* Em rút ra được kết luận gì sau thí nghiệm trên?

Ô nhiễm, xói mòn đất và bảo vệ môi trường đất 

Thảo luận:

– Mô tả sự thay đổi của đất trong mỗi khay khi có nước chảy và giải thích.

– Chia sẻ với bạn về nguyên nhân gây ra xói mòn đất.

Trả lời:

– Dự đoán: Khi lần lượt rót nước từ đỉnh của ba khay đất trong khoảng 1 phút với độ cao và tốc độ rót nước như nhau thì đất ở khay 1 trôi nhanh nhất, đất ở khay 2 trôi chậm nhất.

– Tiến hành thí nghiệm thấy kết quả thu được như em dự đoán.

– Kết luận: Nước là một trong những nguyên nhân gây xói mòn đất.

– Mô tả sự thay đổi của đất trong mỗi khay khi có nước chảy:

+ Khay 1: Đất trôi nhanh khi rót nước xuống vì không có hàng rào che chắn.

+ Khay 2: Đất trôi chậm nhất vì cây có tác dụng ngăn dòng chảy của nước, tránh xói mòn đất.

+ Khay 3: Tạo các bậc thang trên đất có tác dụng làm chậm dòng chảy của nước, gây ít xói mòn hơn.

– Nguyên nhân gây ra xói mòn đất: Chặt phá rừng; bão, lũ, gió và địa hình dốc…

Luyện tập, thực hành trang 14

Em tập làm tuyên truyền viên

a) Viết hoặc vẽ tranh tuyên truyền bảo vệ môi trường đất và chia sẻ với bạn theo các nội dung sau:

  • Nguyên nhân, tác hại của ô nhiễm đất và xói mòn đất.
  • Một số việc cần làm để bảo vệ môi trường đất.
  • Những việc em và mọi người xung quanh đã làm để bảo vệ môi trường đất.

b) Vận động người thân và cộng đồng cùng bảo vệ môi trường đất.

Trả lời:

a) Tranh tuyên truyền bảo vệ môi trường đất: (tham khảo Internet)

Ô nhiễm, xói mòn đất và bảo vệ môi trường đất

– Chia sẻ với bạn:

+ Nguyên nhân, tác hại của ô nhiễm đất và xói mòn đất:

Nội dung

Nguyên nhân

Tác hại

Ô nhiễm đất

– Nguyên nhân gây ô nhiễm đất do con người là: Sử dụng không hợp lí phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp; các chất ô nhiễm từ chất thải đo hoạt động công nghiệp, xây dựng và sinh hoạt; cháy rừng do một số hoạt động của con người.

– Nguyên nhân gây ô nhiễm đất dotự nhiên là: nhiễm mặn, nhiễm phèn; cháy rừng do sét đánh, núi lửa phun trào…

– Ảnh hưởng đến đất: Làm mất các chất dinh dưỡng, đất dễ bị xói mòn.

– Ảnh hưởng đến nguồn nước: Các chất thải thấm vào trong đất, ảnh hưởng xấu đến nguồn nước.

– Ảnh hưởng đến các loài sinh vật: Thực vật chậm lớn hoặc có thể bị chết,..; nhiều động vật phải di chuyển đến các khu vực khác để sinh sống, có rất nhiều động vật không thể thích nghi và bị chết. Ô nhiễm đất còn ảnh hưởng xấu đến các sinh vật sống trong đất.

– Ảnh hưởng đến sức khoẻ con người: Con người sử dụng nguồn nước, thực phẩm được nuôi trồng ở vùng đất bị ô nhiễm trong thời gian dài có thể dẫn đến nhiễm độc gan, ung thư,….

Xói mòn đất

– Nguyên nhân gây ra xói mòn đất: Chặt phá rừng; bão, lũ, gió và địa hình dốc…

– Làm mất đất canh tác, do đất không còn dinh dưỡng cung cấp cho cây trồng dẫn đến cây chậm lớn, năng suất giảm, có thể bị mất mùa.

– Gia tăng lũ lụt, sạt lở, mất đất ở…

Tham khảo thêm:   Toán 8 Bài tập cuối chương VIII Giải Toán 8 Kết nối tri thức tập 2 trang 76, 77

+ Một số việc cần làm để bảo vệ môi trường đất: Sử dụng hợp lí phân bón hóa học; tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ, trồng rùng và khai thác rừng hợp lí; làm ruộng bậc thang, xử lí rác thải theo đúng quy định,…

+ Những việc em và mọi người xung quanh đã làm để bảo vệ môi trường đất: Trồng nhiều cây xanh quanh nơi em ở, bỏ rác đúng nơi quy định, tái chế rác thải nhựa và hạn chế sử dụng túi nilon…

b) Vận động người thân và cộng đồng cùng bảo vệ môi trường đất.

Giải Khoa học 5 Chân trời sáng tạo Bài 2 – Vận dụng

Vận dụng trang 14

Em tập làm nhà khoa học

  • Thu thập thông tin về những nguyên nhân, tác hại của ô nhiễm đất và xói mòn đất qua sách, báo, in-tơ-nét.
  • Lập bảng theo gợi ý và chia sẻ với bạn.

STT

Nguyên nhân

Tác hại

Biện pháp

1

Phá rừng

Đất không có thực vật che phủ, khi gặp mưa gió sẽ bị rửa trôi dẫn đến xói mòn đất,…

Khai thác rừng hợp lý, trồng rừng,…

?

?

?

Trả lời:

STT

Nguyên nhân

Tác hại

Biện pháp

1

Phá rừng

Đất không có thực vật che phủ, khi gặp mưa gió sẽ bị rửa trôi dẫn đến xói mòn đất,…

Khai thác rừng hợp lý, trồng rừng, bảo vệ rừng…

2

Lũ lụt

Lượng nước nhiều và chảy mạnh cuốn theo đất đá gây hiện tượng xói mòn đất.

Xây dựng hệ thống đê điều, kênh rạch hợp lý; trồng rừng và cải tạo rừng, phủ xanh đồi trọc…

3

Núi lửa phun trào

Phá hủy các khu vực xung quanh, gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí; gây nguy hiểm cho con người; làm suy giảm khả năng sinh trưởng và phát triển của các loài động, thực vật…

Chính quyền cần có cảnh báo về những nơi có núi lửa sắp và đang hoạt động để người dân có các biện pháp chủ động tránh xa hoặc sơ tán khỏi khu vực có núi lửa…

Tham khảo thêm:   Lịch chiếu phim Con Đường Bình Phàm

Vận dụng trang 15

Cùng sáng tạo: Làm mô hình ruộng bậc thang

Chuẩn bị: Bìa các – tông hoặc miếng xốp; giấy màu nâu và màu xanh lá cây; bút màu; thước kẻ; kéo; hồ dán.

Thực hiện:

– Vẽ lên bìa các – tông các hình tam giác đều có kích thước cạnh lần lượt là: 12 cm, 9 cm, 6 cm (mỗi loại tam giác 3 hình).

– Cắt rời các hình tam giác, bo tròn cạnh đáy.

– Dán chồng 3 hình tam giác cùng kích thước lên nhau để tạo độ dày (khối tam giác – hình 19).

– Dán giấy màu nâu vào các khối tam giác để tạo bậc thang và màu đất (hình 20).

– Dán chồng các khối tam giác lên nhau để tạo mô hình ruộng bậc thang (hình 21).

– Dùng giấy màu xanh làm cây lúa.

– Gắn các cây lúa vào ruộng bậc thang (hình 22).

Ô nhiễm, xói mòn đất và bảo vệ môi trường đất

– Chia sẻ sản phẩm với bạn.

Trả lời:

– Học sinh làm và chia sẻ sản phẩm với bạn.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Khoa học lớp 5 Bài 2: Ô nhiễm, xói mòn đất và bảo vệ môi trường đất Giải Khoa học 5 Chân trời sáng tạo trang 10, 11, 12, 13, 14, 15 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *