Bạn đang xem bài viết ✅ Hoạt động trải nghiệm 9: Phòng chống bắt nạt học đường Trải nghiệm hướng nghiệp lớp 9 Kết nối tri thức trang 6, 7, 8 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải bài tập SGK Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 trang 6, 7, 8 sách Kết nối tri thức với cuộc sống giúp các em học sinh lớp 9 xem gợi ý giải các câu hỏi Bài 2: Phòng chống bắt nạt học đường của Chủ đề 1: Em với nhà trường.

Qua đó, các em sẽ biết cách trả lời 4 hoạt động của bài 2 chủ đề 1 trong SGK Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 KNTT. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho học sinh của mình theo chương trình mới. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Hoạt động 1: Tìm hiểu về hoạt động phòng chống bắt nạt học đường

Câu 1: Trao đổi về các hoạt động phòng chống bắt nạt học đường mà em biết.

Tham khảo thêm:   Đề thi thử đại học môn Toán năm 2014 TP Hà Nội Tổng hợp các đề của các trường THPT

Trả lời:

  • Thiết kế hình ảnh và khẩu hiệu tuyên truyền phòng chống bắt nạt học đường.
  • Tổ chức các diễn đàn, thi tìm hiểu, diễn tiểu phẩm,… về phòng chống bắt nạt học đường.
  • Rèn luyện các kĩ năng phòng chống bắt nạt học đường.
  • Tổ chức những buổi sinh hoạt lớp thảo luận về phòng chống bắt nạt học đường.
  • Tổ chức các buổi thi vẽ tranh, thuyết trình về nguyên nhân, tác hại và cách phòng tránh bắt nạt học đường.
  • Đưa ra các tình huống để giải quyết nếu gặp hành vi bắt nạt học đường.

Câu 2: Chia sẻ cảm nhận của em sau khi tham gia hoạt động phòng chống bắt nạt học đường.

Trả lời:

Em thấy hoạt động phòng chống bắt nạt học đường là một hoạt động rất bổ ích và mang lại rất nhiều hiệu quả cho các bạn học sinh đang còn trong độ tuổi đi học.

Hoạt động 2: Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động phòng chống bắt nạt học đường

Câu 1: Lựa chọn và lập kế hoạch tổ chức một hoạt động phòng chống bắt nạt học đường.

Trả lời:

KẾ HOẠCH TỔ CHỨC THI TUYÊN TRUYỀN VIÊN GIỎI VỀ PHÒNG CHỐNG BẮT NẠT HỌC ĐƯỜNG

Nhóm thực hiện: Nhóm

Thời gian thực hiện: Ngày 5 tháng 9 năm 2023

Địa điểm thực hiện: lớp 9A, Trường Trung học cơ sở Tạ Quang Bửu

Đối tượng tham gia: Học sinh lớp 9A, Trường Trung học cơ sở Tạ Quang Bửu

Tham khảo thêm:   Toán 8 Bài tập cuối chương VII Giải Toán 8 Cánh diều tập 2 trang 50, 51

Công việc cần chuẩn bị:

– Dẫn chương trình: Công Minh

– Tài liệu: Mai Lan, Vũ Hoàng

– Phần thưởng: Hạnh Nguyên

Thể lệ cuộc thi:

– Nội dung tuyên truyền:

  • Khái niệm của bắt nạt học đường/bạo lực học đường.
  • Nguyên nhân gây ra bắt nạt học đường
  • Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo Bộ Luật hình sự
  • Hậu quả của hành vi bắt nạt học đường.
  • Những việc cần làm khi bị bắt nạt học đường.
  • Giải pháp phòng tránh bắt nạt học đường.

– Hình thức thi: Thuyết trình, hùng biện, diễn tiểu phẩm, vẽ tranh,…

– Tiêu chí chấm điểm: Nội dung đầy đủ, trình bày sáng tạo, có sản phẩm minh học,…

– Cách thức thi: Nhóm gồm 4 – 6 học sinh

Chương trình dự kiến:

– Người dẫn chương trình tuyên bố lí do, giới thiệu về cuộc thi và các thành phần tham gia.

– Thể hiện phần thi của các đội.

– Ban giám khảo công bố kết quả.

Tổng kết cuộc thi

– Đưa ra thông điệp phòng chống bắt nạt học đường.

– Cam kết không có hành vi bắt nạt học đường.

Câu 2: Tham gia thực hiện kế hoạch truyền thông về phòng chống bắt nạt học đường theo kế hoạch đã xây và chia sẻ kết quả.

Trả lời:

Học sinh tự tham gia theo kế hoạch.

Hoạt động 3: Đánh giá hiệu quả các hoạt động phòng chống bắt nạt học đường

Câu 1: Chia sẻ những hoạt động phòng chống bắt nạt học đường em đã tham gia.

Tham khảo thêm:   Giấy đề nghị cấp đổi sang giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Biểu mẫu đăng ký kinh doanh

Trả lời:

  • Tuyên truyền các hành động phòng chống bắt nạt học đường.
  • Diễn tiểu phẩm, tình huống bắt nạt học đường.
  • Thi vẽ tranh với chủ đề “Phòng chống bắt nạt học đường”.

Câu 2: Đánh giá hiệu quả của hoạt động phòng chống bắt nạt học đường mà em đã tham gia theo các tiêu chí:

  • Số lượng người tham gia.
  • Sự quan tâm, theo dõi của người tham gia.
  • Sự hài lòng, hứng thú của những người tham gia vào các hoạt động.
  • Cam kết của người tham gia trong phòng chống bắt nạt học đường.

Trả lời:

  • Số lượng người tham gia: toàn bộ các bạn học sinh trong lớp.
  • Sự quan tâm, theo dõi của người tham gia: hào hứng và chăm chú lắng nghe
  • Sự hài lòng, hứng thú của những người tham gia vào các hoạt động: tất cả các bạn học sinh đều tham gia vào hoạt động.
  • Cam kết của người tham gia trong phòng chống bắt nạt học đường: tất cả các bạn học sinh đều kí giấy cam kết phòng chống bắt nạt học đường.

Hoạt động 4: Rèn luyện kĩ năng tổ chức các hoạt động phòng chồng bắt nạt học đường

Tiếp tục tham gia các hoạt động phòng chồng bắt nạt học đường và chia sẻ kết quả.

Trả lời:

Học sinh tham gia hoạt động và chia sẻ kết quả.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Hoạt động trải nghiệm 9: Phòng chống bắt nạt học đường Trải nghiệm hướng nghiệp lớp 9 Kết nối tri thức trang 6, 7, 8 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *