Bạn đang xem bài viết ✅ Địa lí 9 Bài 6: Công nghiệp Soạn Địa 9 sách Cánh diều trang 122, 123, 124, 125, 126, 127, 128 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải Địa lí 9 Bài 6: Công nghiệp giúp các em học sinh lớp 9 tham khảo, biết cách trả lời toàn bộ câu hỏi trong sách giáo khoa Lịch sử – Địa lí 9 Cánh diều trang 122, 123, 124, 125, 126, 127, 128.

Với lời giải trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài. Đồng thời, cũng là tài liệu hữu ích giúp thầy cô thuận tiện trong việc hướng dẫn học sinh ôn tập Bài 6 Chương 2: Địa lí các ngành kinh tế. Vậy chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Trả lời câu hỏi Địa lí 9 Cánh diều Bài 6

I. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp

Đọc thông tin, hãy:

  • Phân tích vai trò của các nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp ở nước ta.
  • Lấy ví dụ cụ thể.

Trả lời:

– Vị trí địa lí và nhân tố tự nhiên:

+ Vị trí nước ta nằm gần trung tâm khu vực Đông Nam Á, giáp Biển Đông => thuận lợi giao lưu, nhập nguyên liệu, nhiên liệu, trao đổi sản phẩm để phát triển công nghiệp. Ví dụ: các cảng biển của nước ta là đầu mối giao thương với các nước trong khu vực và quốc tế.

+ Tài nguyên khoáng sản đa dạng, một số loại trữ lượng lớn (than, dầu mỏ, khí tự nhiên, đá vôi, a-pa-tit) => phát triển ngành công nghiệp đa dạng và quy mô lớn. Ví dụ: khoáng sản than với trữ lượng lớn là điều kiện phát triển ngành công nghiệp khai thác than, là nguồn nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện, phát triển công nghiệp sản xuất điện.

+ Mạng lưới sông ngòi dày đặc, địa hình đồi núi chiếm ¾ diện tích => tiềm năng thủy điện lớn. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nhiệt độ cao quanh năm, số giờ nắng nhiều, hoạt động của gió mùa => năng lượng mới để phát triển công nghiệp sản xuất điện. Ví dụ: nước ta có nhiều nhà máy thủy điện như Sơn La, Thác Bà, Hòa Bình,…

Tham khảo thêm:   Đề thi vào lớp 6 môn Toán trường THCS Nguyễn Tri Phương năm 2024 - 2025 Đề thi vào lớp 6

+ Các tài nguyên đất, nước, khí hậu, sinh vật, biển thuận lợi phát triển nông – lâm – thủy sản => tạo ra nguồn nguyên liệu phong phú để phát triển các ngành công nghiệp chế biến. Ví dụ: nguồn lợi hải sản nước ta phong phú và đa dạng là điều kiện để phát triển ngành công nghiệp chế biến hải sản.

– Nhân tố kinh tế – xã hội:

+ Nguồn lao động dồi dào, trình độ lao động ngày càng được nâng cao, tỉ lệ lao động đã qua đào tạo tăng => phát triển các ngành công nghiệp nói chung và ứng dụng khoa học – công nghệ tiên tiến trong sản xuất công nghiệp, phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao. Ví dụ: nước ta đã có tập đoàn sản xuất xe ô tô đầu tiên là Vinfast.

+ Các chính sách phát triển công nghiệp như: chính sách thu hút vốn đầu tư, phát triển nguồn nhân lực => động lực phát triển các ngành công nghiệp mới, công nghiệp thân thiện với môi trường, thay đổi phân bố công nghiệp. Ví dụ: nhờ có chính sách thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài là điều kiện để hình thành các khu công nghiệp ở Bắc Giang.

+ Khoa học – công nghệ phát triển với những công nghệ mới được ứng dụng trong sản xuất công nghiệp, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, năng suất lao động, phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao. Ví dụ: trong ngành công nghiệp năng lượng sẽ phát triển các hệ thống phát điện dùng thủy triều, sóng biển, địa nhiệt.

+ Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật ngày càng hoàn thiện => thúc đẩy sự phát triển và thay đổi phân bố trong công nghiệp. Ví dụ: vùng Đông Nam Bộ có cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại và đồng bộ nên đây là vùng phát triển công nghiệp nhất nước ta.

+ Vốn đầu tư cho công nghiệp không ngừng tăng, vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh, thị trường ngày càng mở rộng, nhu cầu về sản phẩm công nghiệp chất lượng cao ngày càng tăng => thúc đẩy sự phát triển, chuyển dịch cơ cấu công nghiệp, phát triển công nghiệp xanh và bền vững. Ví dụ: hiện nay nước ta đã thu hút được 252 tỉ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực chế biến, chế tạo, đây là nguồn động lực phát triển ngành cong nghiệp chế biến, chế tạo.

Tham khảo thêm:   Vật lí 11 Bài 6: Dao động tắt dần. Dao động cưỡng bức. Hiện tượng cộng hưởng Giải Lý 11 Kết nối tri thức trang 24, 25, 26, 27

II. Sự phát triển và phân bố các ngành công nghiệp chủ yếu

Câu 1: Dựa vào thông tin và hình 6.1, hãy trình bày sự phát triển và phân bố ngành công nghiệp khai thác dầu thô, khí tự nhiên ở nước ta.

Hình 6.1

Trả lời:

– Công nghiệp khai thác dầu thô tập trung ở các bể trầm tích của vùng biển Đông Nam Bộ; khai thác khí tự nhiên ở vùng biển của các tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Cà Mau,…

– Phần lớn dầu thô khai thác dùng để xuất khẩu, một phần làm nguyên liệu cho các nhà máy lọc, hóa dầu (Nghi Sơn, Dung Quất). Khí tự nhiên được hóa lỏng để phục vụ cho các ngành công nghiệp sản xuất điện, phân bón ở Bà Rịa – Vũng Tàu, Cà Mau.

Câu 2: Dựa vào thông tin và hình 6.1, hãy trình bày sự phát triển và phân bố ngành công nghiệp sản xuất điện ở nước ta.

Trả lời:

– Sản lượng điện liên tục tăng phục vụ sản xuất và tiêu dùng của người dân. Giá trị sản xuất chiếm 4,8% giá trị sản xuất toàn ngành.

– Những thập kỉ gần đây cơ cấu sản xuất điện có sự thay đổi, điện sản xuất từ nguồn năng lượng tái tạo phát triển nhanh (điện gió, điện mặt trời,…).

+ Các nhà máy thủy điện công suất lớn: Sơn La, Hòa Bình, I-a-ly, Sê San 3,…

+ Nhiệt điện than có một số nhà máy: Phả Lại, Ninh Bình, Vũng Áng,…

+ Nhiệt điện khí có các nhà máy: Phú Mỹ, Cà Mau 1, 2,…

+ Các nhà máy điện gió tập trung ở Ninh Thuận, Bạc Liêu, Bến Tre.

+ Điện mặt trời phân bố nhiều ở Ninh Thuận, Bình Thuận, Tây Ninh, Đắk Lắk.

Câu 3: Dựa vào thông tin và hình 6.1, hãy trình bày sự phát triển và phân bố ngành công nghiệp sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính ở nước ta.

Trả lời:

– Phát triển nhanh, giá trị sản xuất chiếm 25,3% giá trị sản xuất công nghiệp cả nước.

– Các sản phẩm chính của ngành: máy tính và linh kiện điện tử, điện thoại các loại và linh kiện, ti vi lắp ráp, máy điều hòa không khí,… Đều là các mặt hàng xuất khẩu lớn của nước ta.

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 10: Phân tích đoạn 2 bài thơ Bình Ngô Đại Cáo (Dàn ý + 12 mẫu) Phân tích Bình Ngô Đại Cáo đoạn 2 (Sơ đồ tư duy)

– Tập trung nhiều ở Hà Nội, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Bắc Giang, TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai,…

Câu 4: Dựa vào thông tin và hình 6.1, hãy trình bày sự phát triển và phân bố ngành công nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm và đồ uống ở nước ta.

Trả lời:

– Là ngành phát triển lâu đời, năm 2021 giá trị sản xuất ngành chiếm 12,6% giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp.

– Gồm nhiều phân ngành như: xay xát gạo; sản xuất thực phẩm; chế biến thịt, chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa; chế biến thủy sản; sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thủy sản; sản xuất bia, rượu, nước tinh khiết,… Sản phẩm ngày càng đa dạng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

– Phân bố rộng rãi, tập trung nhiều ở Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long, Đồng bằng sông Hồng.

Câu 5: Dựa vào thông tin và hình 6.1, hãy trình bày sự phát triển và phân bố ngành công nghiệp dệt, may và giày, dép ở nước ta.

Trả lời:

– Là một trong các ngành công nghiệp chủ yếu ở nước ta trong suốt thời gian qua. Năm 2021 tỉ trọng giá trị sản xuất chiếm 11,1% giá trị sản xuất toàn ngành.

– Các sản phẩm của ngành: sản xuất sợi, vải, quần áo, giày, dép da, giày vải, giày thể thao,… Sản lượng các sản phẩm ngày càng tăng. Nhiều thương hiệu dệt, may đã tạo dựng được uy tín với thị trường trong và ngoài nước.

– Phân bố rộng khắp, trong đó Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng là hai vùng tập trung nhiều nhất.

III. Vấn đề phát triển công nghiệp xanh

Đọc thông tin, hãy giải thích tại sao cần phát triển công nghiệp xanh ở nước ta.

Trả lời:

Cần phải phát triển công nghiệp xanh ở nước ta vì hiện nay, sản xuất công nghiệp ở nước ta còn một số bất cập trong xử lí chất thải, phát thải khí gây ô nhiễm môi trường; một số ngành còn sử dụng nhiều lao động; sự phối hợp, tái sử dụng phế phẩm giữa các ngành chưa nhiều,…

Giải Luyện tập và vận dụng Địa lí 9 Cánh diều Bài 6

Luyện tập

Lập bảng thống kê các ngành công nghiệp chủ yếu theo gợi ý: tên ngành, sản phẩm chủ yếu, phân bố chính.

Vận dụng

Sưu tầm tư liệu, hình ảnh về một ngành công nghiệp hoặc một mô hình công nghiệp xanh ở địa phương.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Địa lí 9 Bài 6: Công nghiệp Soạn Địa 9 sách Cánh diều trang 122, 123, 124, 125, 126, 127, 128 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *