Bạn đang xem bài viết ✅ Lịch sử 9 Bài 3: Châu Á từ năm 1918 đến năm 1945 Soạn Sử 9 sách Cánh diều trang 13, 14, 15 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải Lịch sử 9 Bài 3: Châu Á từ năm 1918 đến năm 1945 giúp các em học sinh lớp 9 tham khảo, biết cách trả lời toàn bộ câu hỏi trong sách giáo khoa Lịch sử – Địa lí 9 Cánh diều trang 13, 14, 15.

Với lời giải trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài. Đồng thời, cũng là tài liệu hữu ích giúp thầy cô thuận tiện trong việc hướng dẫn học sinh ôn tập Bài 3 Chương 1: Thế giới từ năm 1918 đến năm 1945. Vậy chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Trả lời câu hỏi Lịch sử 9 Cánh diều Bài 3

I. Nhật Bản

Trình bày những nét chính về tình hình Nhật Bản từ năm 1918 đến năm 1945.

Châu Á từ năm 1918 đến năm 1945

Trả lời:

– Giai đoạn 1918 – 1929:

+ Kinh tế Nhật Bản phát triển xen kẽ với các đợt khủng hoảng, suy thoái ngắn do ảnh hưởng của thiên tai và lạm phát.

Tham khảo thêm:   Từ vựng Tiếng Anh 7 I-Learn Smart World (Cả năm) Tổng hợp từ vựng tiếng Anh 7 theo từng Unit

+ Các cuộc đấu tranh của công nhân và các tầng lớp nhân dân tiếp tục diễn ra, tiêu biểu là cuộc bạo động gạo năm 1918 lôi kéo 10 triệu người tham gia.

+ Tháng 7-1922, Đảng Cộng sản Nhật Bản được thành lập và trở thành lực lượng lãnh đạo phong trào công nhân

– Giai đoạn 1929 – 1933: Nhật Bản lâm vào khủng hoảng do tác động của cuộc đại suy thoái; đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.

– Giai đoạn 1933 – 1945:

+ Nhật Bản thực hiện phát xít hóa bộ máy nhà nước, tích cực chạy đua vũ trang và tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược mở rộng lãnh thổ, như: xâm chiếm Mãn Châu (1931), mở rộng xâm lược Trung Quốc (1937).

+ Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản xâm lược các nước Đông Nam Á, tấn công căn cứ quân sự của Mỹ tại Trân Châu Cảng, mở rộng chiến tranh ra toàn mặt trận châu Á Thái Bình Dương. Từ cuối năm 1944, nhiều thành phố ở Nhật Bản bị tàn phá bởi các cuộc ném bom của Mỹ. Tới 15/8/1945, Nhật Bản buộc phải đầu hàng.

II. Trung Quốc

Nêu những nét chính về phong trào cách mạng ở Trung Quốc từ năm 1918 đến năm 1945.

Châu Á từ năm 1918 đến năm 1945

Trả lời:

– Để chống lại âm mưu xâu xé Trung Quốc của các nước đế quốc, ngày 4-5-1919, phong trào Ngũ Tứ đã nổ ra ở Bắc Kinh. Phong trào đã nhanh chóng lan rộng ra cả nước, lôi cuốn đông đảo công nhân, nông dân, trí thức yêu nước tham gia.

Tham khảo thêm:   Kế hoạch 217/KH-BGDĐT Triển khai Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025” của ngành Giáo dục năm 2019

– Tháng 7-1921, Đảng Cộng sản Trung Quốc được thành lập.

– Trong những năm 1927-1937, ở Trung Quốc đã diễn ra cuộc nội chiến giữa Quốc dân Đảng và Đảng Cộng sản.

– Tháng 7-1937, Nhật Bản mở rộng cuộc chiến tranh xâm lược nhằm thôn tính toàn bộ Trung Quốc. Trong bối cảnh đó, Quốc Dân đảng và Đảng Cộng sản đã hợp tác để cùng kháng chiến chống Nhật.

III. Ấn Độ

Nêu những nét chỉnh về phong trào dân tộc ở Ấn Độ từ năm 1918 đến năm 1945.

Châu Á từ năm 1918 đến năm 1945

Trả lời:

– Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, ở Ấn Độ, phong trào đấu tranh chống thực dân Anh tiếp tục phát triển với sự tham gia tích cực của công nhân và nhân dân lao động. Năm 1925, Đảng Cộng sản Ấn Độ được thành lập.

– Dưới sự lãnh đạo của M. Gan-đi, Đảng Quốc đại phát động nhân dân đấu tranh dòi quyền tự trị, tẩy chay hàng hoá, giáo dục của Anh, không làm việc cho Anh.

– Năm 1930, nhân dân Ấn Độ tiến hành “Hành trình muối”, chống lại độc quyền sản xuất muối của thực dân Anh.

– Từ năm 1939 đến năm 1945, Đảng Quốc đại và M. Gan-đi tổ chức phong trào phản đối việc Ấn Độ tham gia chiến tranh, yêu cầu người Anh “Rời Ấn Độ”, khiến thực dân Anh phải từng bước chấp thuận trao quyền tự trị cho người Ấn Độ.

IV. Đông Nam Á

Trình bày những nét tiêu biểu về phong trào đấu tranh giành độc lập ở Đông Nam Á từ năm 1918 đến năm 1945.

Tham khảo thêm:   Quyết định 1078/QĐ-BGDĐT Bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm

Châu Á từ năm 1918 đến năm 1945

Trả lời:

– Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào đấu tranh của nhân dân Đông Nam Á phát triển theo hai khuynh hướng tư sản và vô sản.

+ Tiêu biểu cho khuynh hướng tư sản là sự thành lập và hoạt động của Đảng Dân tộc do Ác-mét Xu-các-nô đứng đầu (In-đô-nê-xi-a); hoạt động của Việt Nam Quốc dân đảng và khởi nghĩa Yên Bái (Việt Nam),…

+ Khuynh hướng vô sản xuất hiện từ đầu những năm 20 của thế kỉ XX với sự thành lập của các đảng cộng sản ở In-đô-nê-xi-a (1920), ở Việt Nam, Mã Lai, Xiêm, Phi-lip-pin (1930),…

– Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, nhân dân Đông Nam Á đã thành lập các mặt trận chống phát xít nói chung, tiến hành kháng chiến chống Nhật. Tháng 8-1945, chớp thời cơ Nhật Bản đầu hàng, cách mạng bùng nổ và giành chính quyền thành công tại In-đô-nê-xi-a, Việt Nam.

Giải Luyện tập và vận dụng Lịch sử 9 Cánh diều Bài 3

Luyện tập

Lập bảng tóm tắt các giai đoạn phát triển của các nước châu Á những năm 1918 – 1945 vào vở ghi.

Vận dụng

Sưu tầm tư liệu về một phong trào đấu tranh tiêu biểu theo khuynh hướng vô sản hoặc tư sản ở Đông Nam Á (1918 – 1945). Giới thiệu tư liệu đó với thầy cô và bạn học.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Lịch sử 9 Bài 3: Châu Á từ năm 1918 đến năm 1945 Soạn Sử 9 sách Cánh diều trang 13, 14, 15 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *