Tài liệu Soạn văn 9: Lục Vân Tiên đánh cướp, cứu Kiều Nguyệt Nga, sẽ cung cấp những kiến thức hữu ích về đoạn trích trên.
Hãy cùng tham khảo để chuẩn bị bài nhanh chóng và đầy đủ hơn. Nội dung chi tiết ngay sau đây.
Soạn bài Lục Vân Tiên đánh cướp cứu Kiều Nguyệt Nga
Trước khi đọc
Nhân vật anh hùng em yêu thích là ai? Điều gì ở nhân vật ấy gây ấn tượng nhất với em?
Hướng dẫn giải:
- Nhân vật anh hùng: Thạch Sanh
- Nguyên nhân: có tài năng, tốt bụng,…
Sau khi đọc
Trả lời câu hỏi
Câu 1. Xác định bố cục của đoạn trích và nêu nội dung chính của từng phần.
Hướng dẫn giải:
- Phần 1. Từ đầu đến “Bị Tiên một gậy thác rày thân vong”: Lục Vân Tiên đánh bọn cướp.
- Phần 2. Còn lại: Lục Vân Tiên cứu được Kiều Nguyệt Nga và cuộc trò chuyện của cả hai.
Câu 2. Hãy chỉ ra đâu là lời người kể chuyện, đâu là lời đối thoại của các nhân vật trong đoạn trích.
Hướng dẫn giải:
– Lời nhân vật: những câu thơ nằm trong dấu ngoặc kép
– Lời người kể chuyện: những câu còn lại
Câu 3. Đọc mười bốn dòng thơ đầu và thực hiện các yêu cầu sau:
a. Chỉ ra lí do khiến Lục Vân Tiên quyết định ra tay trừng trị bọn cướp.
b. Phân tích một số từ ngữ, hình ảnh tiêu biểu thể hiện tính cách của nhân vật Lục Vân Tiên.
c. Cho biết người kể chuyện thể hiện thái độ, tình cảm như thế nào đối với nhân vật Lục Vân Tiên.
Hướng dẫn giải:
a. Kiều Nguyệt Nga trên đường bị bọn cướp chặn xe, Lục Vân Tiên tình cờ đi qua thấy vậy liền đến cứu giúp.
b.
– Hành động, lời nói:
- “Bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô”: sự nhanh trí, gan dạ của Lục Vân Tiên.
- Kêu rằng: “Bớ đảng hung đồ/Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân” – bản lĩnh của một người quân tử, trước khi ra tay chàng đã nêu rõ lý do là vì chính nghĩa, không phải là hành vi đánh lén.
- Trận đánh diễn ra cay cấn: “bốn phía phủ vây bịt bùng” vô cùng nguy hiểm đối với Lục Vân Tiên.
- Nhưng chàng vẫn “tả xung hữu đột” chẳng khác nào Triệu Tử phá vòng Đương Dang.
=> Hình ảnh so sánh Lục Vân Tiên với nhân vật anh hùng Triệu Tử cho thấy sức mạnh, tài năng của nhân vật Lục Vân Tiên.
– Kết quả: bốn phía vớ tan, quang gươm giáo tìm đường chạy, thủ lĩnh Phong Lai không kịp trở tay bị Lục Vân Tiên tiêu diệt.
c. Thái độ, tình cảm của tác giả: ngưỡng mộ, trân trọng
Câu 4. Nêu cảm nhận của em về nhân vật Kiều Nguyệt Nga. Những từ ngữ, hình ảnh nào khiến em có cảm nhận như vậy?
Hướng dẫn giải:
– Kiều Nguyệt Nga là một tiểu thư khuê các, thùy mị, có học thức.
– Sau khi nghe lời lẽ của Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga biết người cứu mình là một nam tử hán, liền kể rõ sự tình: Nàng cùng với tì tất tên là Kim Liên, quê ở quận Tây Xuyên, cha là tri phủ miền Hà Khê nhận được bức thư của cha đến đó để định việc hôn nhân:
Trước xe quân tử tạm ngồi
Xin cho tiện thiếp lạy rồi sẽ thưa
– Kiều Nguyệt Nga còn bộc lộ mong muốn Lục Vân Tiên đi cùng mình đến gặp cha để đền tạ công ơn:
Gẫm câu báo đức thù công
Lấy chi cho phỉ tấm lòng cùng ngươi
=> Thể hiện Kiều Nguyệt Nga là một tiểu thư khuê các, là con người biết trước sau, hiếu nghĩa.
Câu 5. Câu nói nào của Lục Vân Tiên đã thể hiện quan niệm của nhân vật về người anh hùng? Em có đồng tình với quan niệm đó không? Vì sao?
Hướng dẫn giải:
- Câu nói: Nhớ câu kiến ngãi bất vi,/Làm người thế ấy cũng phi anh hùng.
- Thể hiện phương châm sống của một đáng nam nhi: thấy việc nghĩa không làm thì không phải là anh hùng.
- Ý kiến: đồng tình, nguyên nhân: người anh hùng là người có thể cứu người giúp đời.
Câu 6. Nhận xét về nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ và nghệ thuật xây dựng nhân vật trong đoạn trích.
Hướng dẫn giải:
- Ngôn ngữ bình dân, giản dị và gần gũi trong đời sống hàng ngày của người Nam Bộ.
- Ngôn ngữ phù hợp với đối tượng tiếp nhận: nhân dân – dễ đọc, dễ hiểu và dễ nhớ.
Viết kết nối với đọc
Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) phân tích nét tính cách mà em yêu thích của một nhân vật trong đoạn trích.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Lục Vân Tiên đánh cướp, cứu Kiều Nguyệt Nga Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 9 trang 71 sách Kết nối tri thức tập 1 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.