Bạn đang xem bài viết ✅ KHTN 9 Bài 1: Nhận biết một số dụng cụ, hoá chất. Thuyết trình một vấn đề khoa học Giải KHTN 9 Kết nối tri thức trang 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải KHTN 9 Bài 1: Nhận biết một số dụng cụ, hoá chất. Thuyết trình một vấn đề khoa học giúp các em học sinh lớp 9 tham khảo để trả lời câu hỏi trong sách Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14.

Qua đó, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Bài 1 SGK Khoa học Tự nhiên 9 Kết nối tri thức với cuộc sống cho học sinh của mình. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

I. Giới thiệu một số dụng cụ và cách sử dụng

1. Một số dụng cụ thí nghiệm quang học

Để tạo ra tia sáng, chùm sáng, có thể dùng đèn dây tóc và các tấm chắn sáng có khe hẹp. Em hãy đề xuất một cách làm khác

Tham khảo thêm:   Vật lí 10 Bài 4: Chuyển động biến đổi Soạn Lý 10 trang 32 sách Cánh diều

Lời giải:

Có thể sử dụng tia laze để tạo ra tia sáng, chùm sáng

2. Một số dụng cụ thí nghiệm điện tử

Câu hỏi 1: Phễu, phễu chiết, bình cầu trong phòng thí nghiệm thường được làm bằng vật liệu gì? Cần lưu ý điều gì khi sử dụng chúng?

Lời giải:

Phễu, phễu chiết, bình cầu trong phòng thí nghiệm thường được làm bằng thủy tinh. Cần lưu ý cầm, nắm cẩn thận vì thủy tinh rất dễ vỡ

Câu hỏi 2: Khi cần đun nóng dung dịch trong cốc thủy tinh, tại sao cần dùng lưới tản nhiệt?

Lời giải:

Khi cần đun nóng dung dịch trong cốc thủy tinh, cần dùng lưới tản nhiệt để tránh phân bổ nhiệt không đều dẫn đến bị vỡ

II. Một số hóa chất cơ bản trong phòng thí nghiệm

Câu hỏi 1: Khi thực hiện lấy hóa chất rắn, lỏng, cần lưu ý gì để các hóa chất đảm bảo được độ tinh khiết và bảo quản được lâu dài?

Lời giải:

Cần lưu ý sử dụng đúng liều lượng cần cho phép, đóng nắp khi không sử dụng

Câu hỏi 2: Tại sao cần phải đọc cẩn thận nhãn hóa chất trước khi sử dụng?

Lời giải:

Cần đọc cẩn thận nhãn để tránh nhầm lẫn khi thực hành vì các chất có thể gây ra phản ứng mạnh.

Câu hỏi 3: Tại sao không được tự ý nghiền, trộn các hóa chất?

Lời giải:

Không tự ý nghiền, trộn hóa chất vì sẽ gây ra các phản ứng hóa học không mong muốn hoặc có thể phát nổ.

Tham khảo thêm:   Hóa học 12 Bài 28: Luyện tập Tính chất của kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ và hợp chất của chúng Soạn Hóa học 12 trang 132

Câu hỏi 4: Em cần lưu ý gì khi sử dụng các hóa chất dễ bay hơi; hóa chất độc hại; hóa chất nguy hiểm (H2SO4 đặc,…)?

Lời giải:

Cần lưu ý đeo khẩu trang, găng tay, thao tác cẩn thận, làm theo hướng dẫn của giáo viên

III. Viết và trình bày báo cáo một vấn đề khoa học

Em hãy so sánh ưu, nhược điểm của hai cách thuyết trinh báo cáo: sử dụng phần mềm trình chiếu và sử dụng báo cáo treo tường

Lời giải:

– Ưu điểm: Sống động, đều nêu ra được những nội dung cần thiết

– Nhược điểm: Mất nhiều thời gian nếu muốn bài thuyết trình hay và sống động

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết KHTN 9 Bài 1: Nhận biết một số dụng cụ, hoá chất. Thuyết trình một vấn đề khoa học Giải KHTN 9 Kết nối tri thức trang 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *