Bạn đang xem bài viết ✅ Quyết định 3646/QĐ-BYT 19 bệnh nền làm tiêu chí phân loại nguy cơ nhiễm SARS-CoV-2 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Ngày 31/07/2021, Bộ Y tế ban hành Quyết định 3646/QĐ-BYT năm 2021 về Tiêu chí phân loại nguy cơ người nhiễm SARS-CoV-2.

Theo đó, có 19 bệnh nền có nguy cơ cao, gồm các bệnh sau:

  • Đái tháo đường;
  • Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và các bệnh phổi khác;
  • Ung thư (đặc biệt là các khối u ác tính về huyết hoc, ung thư phổi và bệnh ung thư di căn khác;
  • Bệnh thận mạn tính;
  • Ghép tạng hoặc cấy ghép tế bào gốc tạo máu;
  • Béo phì, thừa cân;
  • Bệnh tim mạch (suy tim, bệnh động mạch vành hoặc bệnh cơ tim);
  • Bệnh lý mạch máu não;
  • Hội chứng Down;
  • HIV/AIDS;
  • Bệnh lý thần kinh, bao gồm cả chứng sa sút trí tuệ;
  • Bệnh hồng cầu hình liềm;
  • Bệnh hen suyễn;
  • Tăng huyết áp;
  • Thiếu hụt miễn dịch;
  • Bệnh gan;

BỘ Y TẾ
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 3646/QĐ-BYT

Hà Nội, ngày 31 tháng 07 năm 2021

QUYẾT ĐỊNH 3646/QĐ-BYT

BAN HÀNH TIÊU CHÍ PHÂN LOẠI NGUY CƠ NGƯỜI NHIỄM SARS-COV-2

BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ

Căn cứ Luật Khám bệnh, chữa bệnh ngày 23 tháng 11 năm 2009;

Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Căn cứ Quyết định số 447/QĐ-TTg ngày 01 tháng 4 năm 2020 về việc công bố dịch COVID-19;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Tiêu chí phân loại nguy cơ người nhiễm SARS-CoV-2”.

Điều 2. “Tiêu chí phân loại nguy cơ người nhiễm SARS-CoV-2” áp dụng trên phạm vi toàn quốc cho nhân viên y tế và các đối tượng khác được nhân viên y tế phân công đánh giá nguy cơ.

Điều 3. Giao Cục Quản lý Khám, chữa bệnh làm đầu mối, phối hợp với Cục Y tế Dự phòng, Cục Quản lý Môi trường Y tế chịu trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, theo dõi, giám sát việc triển khai Tiêu chí phân loại nguy cơ.

Điều 4. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, ban hành.

Điều 5. Các Ông, Bà: Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Cục trưởng Cục Quản lý Môi trường Y tế, Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng, Cục trưởng các Vụ, Cục thuộc Bộ Y tế; Giám đốc các bệnh viện, viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế; Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan; Thủ trưởng Y tế các Bộ, ngành chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Tham khảo thêm:   Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Giáo dục kinh tế và pháp luật 12 sách Cánh diều Tập huấn sách giáo khoa lớp 12 năm 2024 - 2025

Nơi nhận:

– Như Điều 5;
– Phó Thủ tướng CP. Vũ Đức Đam (để b/cáo);
– Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long (để b/cáo);
– Các đ/c Thứ trưởng (để chỉ đạo);
– Cổng TTĐT Bộ Y tế, Trang TTĐT Cục QLKCB;
– Các đơn vị thuộc Bộ;
– Sở Y tế, Y tế các Bộ, ngành, CDC (để t/hiện);
– BV trực thuộc BYT và trường ĐH (để t/hiện);
– Lưu: VT, KCB.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Trường Sơn

TIÊU CHÍ PHÂN LOẠI NGUY CƠ NGƯỜI NHIỄM SARS-COV-2 VÀ HƯỚNG DẪN XỬ TRÍ BAN ĐẦU

(Ban hành kèm theo Quyết định số 3646/QĐ-BYT ngày 31 tháng 07 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Dịch bệnh COVID-19 đang bùng phát tại nhiều quốc gia trên thế giới và Việt Nam. Bất kỳ nền y tế nào cũng phải chuẩn bị đối mặt với sự gia tăng số lượng người nhiễm SARS-CoV-2. Việc phân loại nguy cơ tốt sẽ giúp hệ thống y tế tránh áp lực quá tải, lúng túng trong điều trị. Bên cạnh đó, việc phân loại đúng sẽ giúp xác định được các nhóm người nhiễm SARS-CoV-2 có nguy cơ khác nhau, từ đó giúp xác định đúng nhu cầu điều trị, chăm sóc và hỗ trợ cho từng đối tượng, giúp nâng cao hiệu quả điều trị, đồng thời tiết kiệm nguồn lực của ngành y tế và xã hội. Chính vì vậy, việc xây dựng tiêu chí phân loại nguy cơ và hướng dẫn xử trí ban đầu là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

2. MỤC TIÊU VÀ NGUYÊN TẮC ÁP DỤNG TIÊU CHÍ

2.1. Mục tiêu chung

Đánh giá nguy cơ của người nhiễm SARS-CoV-2 để xác định chính xác nhu cầu điều trị, trên cơ sở đó bố trí hợp lý người nhiễm SARS-CoV-2 vào các cơ sở điều trị phù hợp nhằm hướng tới sự hài lòng của người nhiễm SARS-CoV-2, tối ưu hóa nguồn lực và duy trì hoạt động phòng chống dịch hiệu quả.

2.2. Mục đích phân loại

1. Đánh giá được các nguy cơ cụ thể cho từng người bệnh.

2. Phân loại người bệnh theo mức nguy cơ đúng cách, nhanh chóng để đưa ra hướng xử trí phù hợp với từng mức nguy cơ tương ứng.

3. Phát hiện được những trường hợp người bệnh có nguy cơ diễn biến nặng để can thiệp kịp thời.

2.3. Nguyên tắc xử trí sau phân loại:

1. Lựa chọn cơ sở điều trị phù hợp đối với người nhiễm SARS-CoV-2 ở các mức độ nguy cơ khác nhau;

2. Bảo đảm thực hiện các biện pháp cách ly an toàn, triệt để, không có nguy cơ lây nhiễm cho các đối tượng khác;

Tham khảo thêm:   Khoa học lớp 5 Bài 7: Mạch điện đơn giản Giải Khoa học 5 Chân trời sáng tạo trang 29, 30, 31

3. Tuân thủ các hướng dẫn xử trí và điều trị nghiêm ngặt, giảm thiểu tối đa tình trạng người bệnh tiến triển nặng tại các cơ sở điều trị không phù hợp.

3. TIÊU CHÍ PHÂN LOẠI NGUY CƠ VÀ XỬ TRÍ

STT

Màu và phân loại nguy cơ

Nội dung/ tiêu chí/ dấu hiệu

Xử trí

1

Xanh
Mức Nguy cơ thấp

Tuổi ≤ 45 tuổi và không mắc bệnh lý nền (Phụ lục 1);

HOẶC

Đã tiêm đủ 2 liều vắc xin phòng COVID-19 trước ngày xét nghiệm dương tính ít nhất 12 ngày;

HOẶC

Sức khỏe chưa có dấu hiệu bất thường, SpO2 từ 97% trở lên.

1. Chuyển đến cơ sở thuộc “Tầng 1 của tháp điều trị”, các cơ sở cách ly người nhiễm F0 tập trung, cơ sở thu dung điều trị COVID-19 ban đầu.

HOẶC

Chỉ định điều trị ngoại trú tại nơi cư trú được nhân viên y tế, chính quyền địa phương kiểm tra và xác nhận đủ điều kiện điều trị ngoại trú như biệt thự, nhà riêng, có người theo dõi…).

2. Yêu cầu người nhiễm SARS-CoV-2 tự theo dõi sức khỏe và thông báo tình trạng sức khỏe hằng ngày cho nhân viên y tế địa phương.

3. Hướng dẫn liên lạc ngay với nhân viên y tế khi có tình trạng cấp cứu (Phụ lục 3).

4. Đánh giá lại mức độ nguy cơ hằng ngày, chuyển màu/mức nguy cơ phù hợp.

2

Vàng
Nguy cơ trung bình

Tuổi từ 46-64 tuổi và không mắc bất kỳ bệnh lý nền (Phụ lục 1);

HOẶC

Sức khỏe có dấu hiệu bất thường như sốt (từ 37,5 độ C trở lên), ho, đau họng, rát họng, đau ngực… (Phụ lục 2);

HOẶC SpO2 từ 95% đến 96%;

HOẶC

Tuổi ≤ 45 tuổi và mắc một trong các bệnh lý nền (Phụ lục 1).

1. Chuyển vào cơ sở thuộc “Tầng 2 của tháp điều trị”, các bệnh viện dã chiến thu dung, điều trị người bệnh COVID-19.

2. Trong thời gian chờ nhập viện, yêu cầu người nhiễm SARS-CoV-2 tiếp tục tự theo dõi sức khỏe; hướng dẫn liên lạc ngay với nhân viên y tế khi có tình trạng cấp cứu (Phụ lục 3).

3. Đánh giá lại mức độ nguy cơ hằng ngày, chuyển màu/mức nguy cơ phù hợp.

3

Da cam
Nguy cơ cao

Tuổi từ 65 tuổi trở lên và không mắc bệnh lý nền (Phụ lục 1);

HOẶC

Phụ nữ có thai;

HOẶC

Trẻ em dưới 5 tuổi

HOẶC SpO2 từ 93% đến 94%.

1. Chỉ định nhập viện càng sớm càng tốt, chuyển đến bệnh viện thuộc “Tầng 3 của tháp điều trị”, các bệnh viện điều trị COVID-19 nặng.

2. Hướng dẫn người nhiễm SARS-CoV-2 liên lạc ngay với nhân viên y tế khi có tình trạng cấp cứu (Phụ lục 3).

3. Đánh giá lại mức độ nguy cơ hằng ngày, chuyển màu/mức nguy cơ phù hợp.

4

Đỏ
Nguy cơ rất cao

Tuổi từ 65 tuổi trở lên và mắc một trong các bệnh lý nền (Phụ lục 1);

HOẶC

Người bệnh trong độ tuổi bất kỳ đang trong tình trạng cấp cứu (Phụ lục 3);

HOẶC

SpO2 từ 92% trở xuống;

HOẶC

Người bệnh đang có tình trạng:

– thở máy

– đang có ống mở khí quản

– liệt tứ chi

– đang điều trị hóa xạ trị.

1. Chỉ định nhập viện ngay đến bệnh viện thuộc “Tầng 3 của tháp điều trị”, các bệnh viện điều trị COVID-19 nặng.

2. Xử trí tình trạng cấp cứu trước, trong và sau khi vận chuyển đến bệnh viện.

Tham khảo thêm:   Quyết định 12/2013/QĐ-UBND của UBND tỉnh Hà Nam Lệ phí cấp Giấy phép xây dựng trên địa bàn tỉnh Hà Nam

LƯU Ý:

PHỤ LỤC 1 – CÁC BỆNH NỀN CÓ NGUY CƠ CAO

1. Đái tháo đường

2. Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và các bệnh phổi khác

3. Ung thư (đặc biệt là các khối u ác tính về huyết học, ung thư phổi và bệnh ung thư di căn khác)

4. Bệnh thận mạn tính

5. Ghép tạng hoặc cấy ghép tế bào gốc tạo máu

6. Béo phì, thừa cân

7. Bệnh tim mạch (suy tim, bệnh động mạch vành hoặc bệnh cơ tim)

8. Bệnh lý mạch máu não

9. Hội chứng Down

10. HIV/AIDS

11. Bệnh lý thần kinh, bao gồm cả chứng sa sút trí tuệ

12. Bệnh hồng cầu hình liềm

13. Bệnh hen suyễn

14. Tăng huyết áp

15. Thiếu hụt miễn dịch

16. Bệnh gan

17. Rối loạn sử dụng chất gây nghiện

18. Sử dụng corticosteroid hoặc các thuốc ức chế miễn dịch khác

19. Các loại bệnh hệ thống

PHỤ LỤC 2 – CÁC DẤU HIỆU, BIỂU HIỆN NHIỄM SARS-COV-2

1. Ho

2. Sốt (trên 37,5 độ C)

3. Đau đầu

4. Đau họng, rát họng

5. Sổ mũi, chảy mũi, ngạt mũi

6. Khó thở

7. Đau ngực, tức ngực

8. Đau mỏi người, đau cơ

9. Mất vị giác

10. Mất khứu giác

11. Đau bụng, buồn nôn

12. Tiêu chảy

PHỤ LỤC 3 – TÌNH TRẠNG CẤP CỨU

1. Rối loạn ý thức

2. Khó thở, thở nhanh > 25 lần/phút hoặc SpO2 < 94%

3. Nhịp tim nhanh > 120 nhịp/phút

4. Huyết áp tụt, huyết áp tối đa < 90 mmHg, huyết áp tối thiểu < 60 mmHg

5. Bất kỳ dấu hiệu bất thường khác mà nhân viên y tế chỉ định xử trí cấp cứu.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Quyết định 3646/QĐ-BYT 19 bệnh nền làm tiêu chí phân loại nguy cơ nhiễm SARS-CoV-2 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *