Bạn đang xem bài viết ✅ Công văn 3277/BGDĐT-KHTC Không tăng học phí năm học 2021-2022 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Ngày 04/8/2021, Bộ GD&ĐT đã ban hành Công văn 3277/BGDĐT-KHTC về thực hiện chia sẻ khó khăn, hỗ trợ học sinh, sinh viên và phụ huynh trong tình hình dịch bệnh Covid-19.

Theo đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị các bộ, ngành, địa phương, các cơ sở giáo dục và đào tạo tiếp tục khẩn trương rà soát, tổ chức công tác dạy học hợp lý, đảm bảo yêu cầu chất lượng và cắt giảm tiết kiệm tối đa các chi phí để tiết giảm các khoản thu dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục, đào tạo không cần thiết và giữ ổn định mức học phí của năm học 2021-2022 như mức học phí năm học 2020-2021 đã ban hành.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 3277/BGDĐT-KHTC
V/v thực hiện chia sẻ khó khăn, hỗ trợ học sinh, sinh viên và phụ huynh trong tình hình dịch bệnh Covid-19

Hà Nội, ngày 04 tháng 08 năm 2021

Kính gửi:

– Các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
– Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
– Các cơ sở giáo dục và đào tạo.

Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 kéo dài và hiện đang diễn biến hết sức phức tạp trên cả nước, gây ảnh hưởng nặng nề đến kinh tế và đời sống của nhân dân; Chính phủ đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người dân, doanh nghiệp như gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất trong năm 2021 (Nghị định số 52/2021/NĐ-CP ngày 19/4/2021), hỗ trợ giảm giá điện, giảm tiền điện cho các khách hàng sử dụng điện (Nghị quyết số 55/NQ-CP ngày 02/6/2021; Nghị quyết số 83/NQ-CP ngày 31/7/2021… ) và các chính sách hỗ trợ, trợ cấp, hỗ trợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn đối với người lao động, doanh nghiệp gặp khó khăn do Covid-19.

Đề cùng chia sẻ với toàn thể nhân dân cả nước trước những khó khăn, thách thức nhằm giảm bớt gánh nặng tài chính đối với phụ huynh, học sinh, sinh viên do ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 và các đợt thiên tai bão lũ ở nhiều địa phương trong thời gian qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã có văn bản số 1505/BGDĐT-KHTC ngày 16/4/2021 gửi các bộ, ngành; Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ sở giáo dục, đào tạo trên cả nước, trong đó đề nghị giữ ổn định mức học phí năm học 2021-2022 như năm học 2020-2021. Đồng thời, Bộ GDĐT đã trình Chính phủ xem xét ban hành Nghị định mới để thay thế Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 về quy định cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015-2016 đến năm học 2020-2021 (dự kiến Nghị định sẽ ban hành trong tháng 8/2021 để áp dụng từ năm học 2021-2022), trong đó quy định mức trần học phí đối với năm học 2021-2022 của các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập giữ ổn định bằng mức trần học phí của các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập do Nhà nước quy định cho năm học 2020-2021.

Tham khảo thêm:   Viết: Tìm hiểu cách viết báo cáo công việc - Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức tập 1 Bài 6

Tuy nhiên, thời gian qua theo phản ánh của người dân, vẫn còn một số địa phương, cơ sở giáo dục và đào tạo chưa thực hiện đúng chủ trương của Chính phủ và các văn bản của Bộ GDĐT, vẫn còn tình trạng một số cơ sở giáo dục và đào tạo tăng học phí, thu một số khoản thu ngoài quy định trong bối cảnh đời sống và kinh tế của người dân đang còn gặp nhiều khó khăn. Để tiếp tục triển khai ý kiến chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ – Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá tại Công văn số 3205/VPCP-KTTH ngày 08/5/2021 về công tác điều hành giá năm 2021, giữ ổn định mặt bằng giá để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh và đời sống của nhân dân trong tình hình dịch bệnh, Bộ GDĐT đề nghị các bộ, ngành, địa phương, các cơ sở giáo dục và đào tạo tiếp tục thực hiện một số nội dung sau:

1. Khẩn trương rà soát, tổ chức công tác dạy học hợp lý, đảm bảo yêu cầu chất lượng và cắt giảm tiết kiệm tối đa các chi phí để tiết giảm các khoản thu dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục, đào tạo không cần thiết và giữ ổn định mức học phí của năm học 2021-2022 như mức học phí năm học 2020-2021 đã ban hành. Đối với việc triển khai dạy học trực tuyến, đề nghị các địa phương và cơ sở giáo dục cần căn cứ các Công văn số 1061/BGDĐT-GDTrH ngày 25/3/2020 hướng dẫn dạy học qua Internet, trên truyền hình đối với cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên trong thời gian học sinh nghỉ học ở trường do dịch Covid-19 năm học 2019-2020; Công văn số 795/BGDĐT-GDĐH ngày 13/3/2020 triển khai công tác đào tạo từ xa ứng phó với dịch Covid-19 và Công văn số 988/BGDĐT-GDĐH ngày 23/3/2020 về việc đảm bảo chất lượng đào tạo từ xa trong thời gian phòng chống dịch Covid-19, để tính toán xác định mức thu hợp lý trên cơ sở triển khai thực tế công tác dạy học theo nguyên tắc chia sẻ khó khăn chung giữa cơ sở giáo dục với phụ huynh học sinh trong tình hình dịch bệnh và công khai minh bạch.

Tham khảo thêm:   Tin học 7 Bài 12: Sử dụng ảnh minh họa, hiệu ứng động trong bài trình chiếu Tin học lớp 7 trang 64 sách Chân trời sáng tạo

Bên cạnh các chính sách miễn, giảm học phí; hỗ trợ chi phí học tập theo các quy định của Nhà nước, các bộ ngành, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nghiên cứu và chỉ đạo các cơ sở giáo dục kêu gọi và huy động các nguồn lực của xã hội để có các chính sách hỗ trợ thêm như: miễn, giảm, giãn thời gian đóng học phí và các khoản thu dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục, đào tạo cho các học sinh, sinh viên và gia đình có hoàn cảnh khó khăn trong năm học 2021-2022.

2. Tiếp tục quán triệt thực hiện đầy đủ các nội dung đã nêu tại văn bản số số 1505/BGDĐT-KHTC ngày 16/4/2021 của Bộ GDĐT, cụ thể như sau: (1) Tăng cường các nguồn lực để đảm bảo các điều kiện cơ sở vật chất thực hiện tốt chương trình giáo dục phổ thông 2018; (2) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các khoản thu, chi trong các cơ sở giáo trên địa bàn quản lý, xử lý nghiêm các sai phạm; (3) Kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy định về kê khai giá, niêm yết, công khai thông tin về giá vật tư, thiết bị giáo dục, s ách giáo khoa trên địa bàn; thực hiện hỗ trợ sách giáo khoa cho các đối tượng học sinh, sinh viên theo quy định hiện hành và quan tâm, có chính sách đặc thù hỗ trợ sách giáo khoa cho các học sinh thuộc hộ nghèo, vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo để bảo đảm tất cả học sinh có đủ sách giáo khoa đến trường; (4) Hội đồng nhân dân các tỉnh căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương để quyết định và quy định các khoản thu dịch vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục của cơ sở giáo dục công lập theo thẩm quyền được quy định tại điểm b, khoản 6 Điều 99 Luật Giáo dục 2019 với phương châm chia sẻ khó khăn chung với toàn xã hội trong tình hình dịch bệnh. Việc quản lý và sử dụng các khoản huy động tài trợ, ủng hộ tự nguyện thực hiện đúng theo quy định tại Thông tư số 16/2018/TT-BGDĐT ngày 03/8/2018 của Bộ GDĐT về tài trợ cho các cơ sở thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

Tham khảo thêm:   Công văn 4617/BHXH-CNTT Liên thông thủ tục Cấp lại thẻ bảo hiểm y tế do hỏng, mất

3. Các bộ ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan liên quan tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và có trách nhiệm giải trình với xã hội về hoạt động của cơ sở giáo dục và đào tạo thuộc phạm vi quản lý, trong đó đặc biệt quan tâm đến các khoản thu theo đúng quy định tại Nghị định số 127/2018/NĐ-CP ngày 21/8/2018 của Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục để cùng chia sẻ khó khăn với phụ huynh, học sinh, sinh viên. Chỉ đạo cơ sở giáo dục và đạo tạo thuộc phạm vi quản lý thực hiện công khai về cam kết chất lượng giáo dục và đào tạo, các điều kiện đảm bảo chất lượng và công tác thu chi tài chính theo Thông tư số 36/2017/TT-BGDĐT ngày 28/12/2017 của Bộ GDĐT ban hành Quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục và đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân; chịu trách nhiệm giải trình trước người học, xã hội về các mức thu của đơn vị thuộc phạm vi quản lý.

Trân trọng./.

Nơi nhận:
– Như trên;

– Văn phòng Chính phủ (để báo cáo);
– Bộ trưởng (để báo cáo);
– Các Thứ trưởng (để p/h);
– Giám đốc Sở GDĐT (để thực hiện);
– VP, TTr, Vụ GMMN, Vụ GDTH, Vụ GDTrH;
– Trung tâm Truyền thông giáo dục;
– Lưu: VT, KHTC.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Phạm Ngọc Thưởng

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Công văn 3277/BGDĐT-KHTC Không tăng học phí năm học 2021-2022 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *