Bạn đang xem bài viết ✅ Soạn bài Lão Hạc Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 12 trang 31 sách Chân trời sáng tạo tập 1 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Wikihoc.com sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 12: Lão Hạc, với những kiến thức vô cùng hữu ích.

Soạn bài Lão Hạc
Soạn bài Lão Hạc

Nội dung chi tiết của tài liệu sẽ được chúng tôi đăng tải. Bạn đọc hãy cùng tham khảo ngay sau đây.

Soạn bài Lão Hạc

Trước khi đọc

Hãy hình dung khi con người rơi vào tình cảnh nghèo đói và túng quẫn, họ sẽ có cách phản ứng như thế nào?

Hướng dẫn giải:

Khi con người rơi vào tình cảnh đói nghèo và túng quẫn, họ sẽ có phản ứng: sẵn sàng làm những điều xấu xa, tệ hại để đạt được mục đích.

Đọc văn bản

Câu 1. Thái độ của ông giáo đối với ý định bán chó của lão Hạc như thế nào?

Hướng dẫn giải:

Thái độ của ông giáo: thờ ơ, không tin

Câu 2. Đây là lời kể của ai?

Hướng dẫn giải:

Lời kể của lão Hạc

Câu 3. Bạn nghĩ gì về tình cảm, thái độ của lão Hạc dành cho con qua đoạn văn này?

Hướng dẫn giải:

Tình cảm, thái độ của lão Hạc dành cho con: yêu thương, dù nghèo khó nhưng vẫn muốn dành cho con mọi điều tốt đẹp

Câu 4. Đoạn văn này cho thấy lão Hạc là người như thế nào?

Hướng dẫn giải:

Đoạn văn cho thấy lão Hạc là người nhân hậu, giàu tình yêu thương

Tham khảo thêm:   Đề thi khảo sát chuyên đề môn Văn lớp 10 - Trường THPT Lê Xoay tỉnh Vĩnh Phúc Năm học 2010 - 2011

Câu 5. Đây là lời của nhân vật “tôi” hay lão Hạc?

Hướng dẫn giải:

Lời của nhân vật “tôi”

Câu 6. Bạn có đồng tình với suy nghĩ của ông giáo về lão Hạc trong đoạn này?

Hướng dẫn giải:

Ý kiến: không đồng tình

Sau khi đọc

Câu 1. Tóm tắt nội dung truyện ngắn Lão Hạc.

Hướng dẫn giải:

Lão Hạc là một người nông dân nghèo khổ sống. Lão có một đứa con trai nhưng vì nhà nghèo, không có tiền lấy vợ nên bỏ đi đồn điền cao su. Cả gia tài của lão chỉ có mảnh vườn vốn là của hồi môn của con trai và con chó Vàng sống cùng để bầu bạn. Sau trận ốm thập tử nhất sinh, nhà lão không còn gì để ăn. Lão đành phải bán con Vàng đi. Số tiền bán chó và bán mảnh vườn, lão đem gửi ông giáo và nhờ khi nào anh con trai về sẽ trao lại cho anh. Còn bản thân thì đến xin Binh Tư một ít bả chó, nói dối là để đánh bả con chó nhưng thực ra là để tự tử.

Câu 2. Nêu một số nét tính cách nổi bật của nhân vật lão Hạc và cho biết:

a. Những chi tiết nào thể hiện tính cách đó?

b. Hoàn cảnh sống có mối liên hệ như thế nào đến tính cách của nhân vật? Theo bạn, lão Hạc tiêu biểu cho tầng lớp nào trong xã hội Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám?

Hướng dẫn giải:

Tính cách nổi bật của lão Hạc: nhân hậu, tình cảm, giàu lòng tự trọng

a.

– Yêu thương, lo lắng cho con

– Chăm sóc cậu Vàng như một người bạn

– Tuy nghèo khó nhưng vẫn không muốn phiền đến hàng xóm, quyết định tự tử

Tham khảo thêm:   Công văn 682/BHXH-NVGD1

b.

– Hoàn cảnh sống có ảnh hưởng đến tính cách của nhân vật:

  • Một ông nông dân già yếu, không nơi nương tựa: sống một mình, tự kiếm ăn nuôi thân, con trai bỏ đi đồn điền cao su.
  • Sau một trận ốm, trong nhà không còn gì để ăn, lão quyết định bán cậu Vàng – kỉ vật mà anh con trai để lại, không chỉ là một con vật mà còn giống như một người bạn.

=> Lão Hạc là một con người dù sống trong hoàn cảnh nghèo khổ nhưng vẫn giàu tình yêu thương, giữ được phẩm chất trong sạch.

– Lão Hàng tiêu biểu cho tầng lớp nông dân trong xã hội Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám

Câu 3. Xác định ngôi kể, điểm nhìn và chỉ ra tác dụng của cách sử dụng ngôi kể, điểm nhìn đó trong văn bản.

Hướng dẫn giải:

– Ngôi kể thứ nhất, người kể xưng “tôi”

– Điểm nhìn từ nhân vật ông giáo, vừa là hàng xóm, vừa là người bạn tâm giao được lão Hạc tin tưởng

=> Với ngôi kể và điểm nhìn như vậy sẽ giúp khắc họa chân thực, rõ nét về nhân vật lão Hạc hơn.

Câu 4. Liệt kê một số từ ngữ, chi tiết thể hiện suy nghĩ, cảm nhận của ông giáo về hành động của lão Hạc. Từ đó, nhận xét về tình cảm của ông giáo đối với người láng giềng này.

Hướng dẫn giải:

– Khi nghe lão Hạc muốn bán con chó thì dửng dưng, thờ ơ: “Thật ra trong lòng tôi rất dửng dưng”

– Khi nghe lão Hạc đau khổ kể lại việc bán chó thì đầy cảm thông, chia sẻ và thương cảm: “Tôi chỉ ái ngại cho lão”, “ Tôi bùi ngùi nhìn lão”, …

Tham khảo thêm:   Công văn 895/2013/TCHQ-GSQL Vướng mắc C/O mẫu E

– Khi nghe lời Binh Tư kể về việc lão Hạc xin bả chó: nghi ngờ và thoáng buồn bã, thất vọng: “Tôi trố to đôi mắt, ngạc nhiên”; “Hỡi ôi lão Hạc… Cuộc đời quả thật cứ một ngày một thêm đáng buồn”

– Khi chứng kiến cái chết của lão Hạc xót xa, ân hận vì đã nghi ngờ, thêm trân trọng nhân cách của lão: “Cái chết thật là dữ dội”,…

Câu 5. Đọc đoạn văn sau: “Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi… toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn, không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương, không bao giờ ta thương…” (Lão Hạc). Cho biết:

a. Đoạn văn là lời của ai nói với ai, trong trường hợp nào và với mục đích gì?

b. Tinh thần “cố tìm mà hiểu” “những người quanh ta” có ý nghĩa, tác dụng gì đối với chính nhà văn Nam Cao trong trường hợp ông viết Lão Hạc?

Câu 6. Bạn nhận xét gì về cuộc sống của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 qua truyện ngắn Lão Hạc?

Câu 7. Theo bạn, tác phẩm Lão Hạc của Nam Cao được viết theo phong cách lãng mạn hay phong cách hiện thực? Căn cứ vào đâu để bạn khẳng định như vậy?

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Lão Hạc Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 12 trang 31 sách Chân trời sáng tạo tập 1 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *