Bạn đang xem bài viết ✅ Kế hoạch phân công nhiệm vụ năm học 2021 – 2022 Phân công nhiệm vụ giáo viên ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Kế hoạch phân công nhiệm vụ năm học 2021 – 2022 gồm 2 mẫu, cho cả trường Tiểu học và THCS nhằm phân công nhiệm vụ cho cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường trong năm học mới.

Kế hoạch phân công nhiệm vụ năm học 2021 - 2022 cho giáo viên
Kế hoạch phân công nhiệm vụ năm học 2021 – 2022 cho giáo viên

Mẫu kế hoạch phân công nhiệm vụ năm học 2021 – 2022 sẽ giao trách nhiệm cụ thể cho từng cán bộ, giáo viên trong trường theo đúng năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Nhờ đó, sẽ nắm rõ được trách nhiệm, quyền hạn cũng như nghĩa vụ của mình để thực hiện thật tốt công việc được giao. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi kế hoạch chi tiết trong bài viết dưới đây:

Kế hoạch phân công nhiệm vụ năm học trường Tiểu học

PHÒNG GD&ĐT…
TRƯỜNG TIỂU HỌC….
______

Số:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———o0o———

….., ngày …tháng…năm 20…

QUYẾT ĐỊNH
V/v phân công nhiệm vụ cán bộ, giáo viên, nhân viên năm học 2021 – 2022

HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TIỂU HỌC ………

Căn cứ Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT, ngày 30/12/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ Trường Tiểu học;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 35/2006/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 23 tháng 8 năm 2006 hướng dẫn định mức biên chế viên chức ở các cơ sở Giáo dục phổ thông công lập;

Thông tư số 28/2009/TT-BGD&ĐT ngày 21/10/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông;

Căn cứ về Nhiệm vụ giáo dục Tiểu học năm học 2021 – 2022; xét nhu cầu, năng lực, trình độ chuyên môn – nghiệp vụ của giáo viên.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1: Nay phân công nhiệm vụ tạm thời cho CBGV-NV năm học 2021 – 2022 (có danh sách kèm theo).

Điều 2: Cán bộ, giáo viên, nhân viên trong hội đồng sư phạm căn cứ vào nhiệm vụ cụ thể được phân công có trách nhiệm xây dựng kế hoạch hoạt động và thực hiện kế hoạch cho phù hợp với đặc thù công việc được giao.

Điều 3: Các ông bà có tên tại Điều 1 có trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

HIỆU TRƯỞNG

DANH SÁCH PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ CHO CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC, NHÂN VIÊN
TRƯỜNG TIỂU HỌC ……….

NĂM HỌC 2021 – 2022

(Kèm theo quyết định số:…./QĐ-THTBB ngày ……tháng……năm 2019

của Hiệu trưởng Trường Tiểu học ……….)

1. Ông (bà)……….- Hiệu trưởng: Phụ trách chung và phụ trách trực tiếp

– Chịu trách nhiệm trước phòng GD&ĐT thị xã, UBND phường Tân Bình về quản lý nhà nước về giáo dục trong nhà trường;

– Công tác tổ chức – Công tác thi đua – Công tác tài chính – Chủ tài khoản – Cơ sở vật chất – Thư viện, thiết bị – Phổ cập GDCMC – công tác Đoàn, Đội – Y tế – Bảo vệ – Phục vụ – Quản lý chung công tác bán trú;

– Công tác giáo dục đạo đức học sinh, công tác giáo dục tư tưởng chính trị cho CC, VC, NV và học sinh;

– Duyệt kế hoạch chuyên môn, kế hoạch năm các tổ khối, kế hoạch thiết bị, thư viện, y tế, Đoàn, Đội;

– Giám sát các công việc của Phó Hiệu trưởng;

– Tham gia giảng dạy mỗi tuần 2 tiết.

2. Ông (bà)……….- Phó Hiệu trưởng – Chủ tịch Công đoàn trường

* Công tác trường học:

– Giải quyết các công việc của trường khi Hiệu trưởng đi công tác;

– Lập kế hoạch chuyên môn, kế hoạch giáo dục ngoài giờ lên lớp;

– Phụ trách Chuyên môn khối 1 đến khối 5;quản lý hoạt động bán trú; Lao động vệ sinh; Hồ sơ chuyên môn; Theo dõi học sinh chuyển đến, đi; Theo dõi sĩ số học sinh hàng tháng;

– Chỉ đạo việc thực hiện qui chế chuyên môn của GV;

– Tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học đúng PPCT, dạy học tự chọn, dạy hỗ trợ học sinh hạn chế, dạy bồi dưỡng HS;

– Giám sát việc thực hiện chương trình, ngày giờ công của CC, VC, NV;

– Công tác bồi dưỡng giáo viên, kiểm tra hồ sơ chuyên môn của giáo viên, bồi dưỡng các Hội thi do ngành tổ chức;

– Công tác kiểm định chất lượng: ra đề kiểm tra trong năm, tổ chức các kỳ kiểm tra định kỳ của trường, kiểm tra học sinh, giáo viên…;

– Duyệt kế hoạch học kỳ, tháng của tổ chuyên môn.

– Tham gia giảng dạy mỗi tuần 4 tiết;

– Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được phân công.

* Công tác Công Đoàn:

– Lập kế hoạch Công đoàn trình Bí thư chi bộ duyệt;

– Xây dựng kế hoạch của CĐ trường;

– Phụ trách công tác thi đua khen thưởng trong nhà trường;

– Xây dựng biểu điểm thi đua của nhà trường theo từng đợt thi đua trong năm học. Báo cáo và sơ kết theo đúng quy định;

– Chăm lo đời sống và quyền lợi của thành viên công đoàn;

– Triển khai và tham gia đầy đủ các phong trào của công đoàn ngành;

3. Ông (bà)……….- Kế toán – Tổ trưởng tổ văn phòng:

– Kế toán ngân sách kiêm văn thư;

– Theo dõi lưu công văn đi, đến; vào sổ học sinh chuyển đến, chuyển đi, làm các loại thư mời;

– Xây dựng kế hoạch tổ văn phòng;

– Xây dựng kế hoạch thu chi ngân sách, các khoản thu khác do nhà trường quản lý đúng quy định, quyết toán kịp thời;

– Báo cáo thu chi ngân sách theo quý với hội đồng;

– Thanh quyết toán chế độ cho cán bộ giáo viên kịp thời, đúng chế độ;

– Làm và nộp báo cáo thống kê;

– Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được phân công.

4. Ông (bà)……….- Tổ phó tổ Đội – Tổ phó văn phòng:

– Tổng phụ trách Đội;

– Lập kế hoạch hoạt động Đội trình Hiệu trưởng duyệt;

– Tham gia đầy đủ các hoạt động của HĐĐ;

– Xây dựng biểu điểm thi đua cho Liên đội, báo cáo và sơ kết thi đua theo đúng quy định;

– Ghi đầy đủ biên bản, nghị quyết tổ văn phòng;

– Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được phân công.

– Giảng dạy 9 tiết/ tuần (đã trừ 2 tiết tổ phó công đoàn)

5. Ông (bà)……….– GV-PCGDCMC – Thư ký Hội đồng – BCHCĐ.

– Thực hiện công tác PCGDCMC tiểu học toàn phường; kiêm thư ký Hội đồng; kiêm kế toán bán trú.

– Ghi đầy đủ các biên bản, nghị quyết và các hoạt động của nhà trường;

– Thành viên BCH Công đoàn trường, chịu trách nhiệm công tác kế toán Công đoàn.

– Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được phân công.

6. Ông (bà)……….– Nhân viên Y tế trường học – Bí thư đoàn trường.

– Xây dựng kế hoạch Y tế học đường;

– Quản lý hồ sơ Bán trú, lưu mẫu thức ăn theo đúng quy trình;

– Kiểm tra vệ sinh học đường, vệ sinh bếp ăn, vệ sinh môi trường;

– Cấp phát thuốc và sơ cấp cứu ban đầu cho HS;

– Thực hiện nhiệm vụ của Bí thư đoàn trường;

– Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được phân công.

7. Ông (bà)……….– Bảo vệ:

– Bảo vệ tốt tài sản của nhà trường, cán bộ, giáo viên, CNV; Bảo đảm an toàn cho học sinh;

– Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được phân công.

8. Ông (bà)……….– Phụ trách Điện – Nước:

Tham khảo thêm:   Marvel Rivals: 8 nhân vật tốt nhất cho người mới bắt đầu

– Phụ trách điện – nước nhà trường;

– Kiểm tra, sửa chữa nhỏ điện nước khi có hư hỏng;

– Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được phân công.

9. Ông (bà)……….– Phục vụ:

– Quản lý, dọn dẹp Phòng BGH, nhà xe giáo viên, các hành lang, nhà vệ sinh giáo viên; Phục vụ nước uống cho CC-VC, NV nhà trường;

– Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được phân công.

10. Ông (bà)……… – GV – TT khối 1:

– Chủ nhiệm và dạy lớp 1A;

– Tổ trưởng tổ Chuyên môn 1;

– Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được phân công.

11. Ông (bà)……….– GV khối 1:

– Chủ nhiệm và dạy lớp 1B;

– Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được phân công.

12. Ông (bà)……….– GV khối 1:

– Dạy Âm nhạc kiêm thủ quỹ;

– Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được phân công.

13. Ông (bà)……….– GV khối 1 – Trưởng ban TTND:

– Dạy thay khi GV đi học bồi dưỡng; nghỉ ốm; dạy hỗ trợ học sinh khối I;

– Thực hiện nhiệm vụ của trưởng ban TTND;

– Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được phân công.

14. Ông (bà)……….– GV – TT khối 2:

– Chủ nhiệm và dạy lớp 2A;

– Tổ trưởng tổ Chuyên môn 2;

– Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được phân công.

15. Ông (bà)………. – GV khối 2:

– Chủ nhiệm và dạy lớp 2B;

– Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được phân công.

16. Ông (bà)……….– GV khối 2:

– Chủ nhiệm và dạy lớp 2C;

– Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được phân công.

17. Ông (bà)……….– GV khối 2, kiêm nhiệm công tác Thư viện, Thiết bị:

– Giảng dạy theo phân công chuyên môn;

– Kiêm nhiệm công tác Thư viện+Thiết bị.

18. Ông (bà)……….- GV – TT khối 3:

– Chủ nhiệm và dạy lớp 3C;

– Tổ trưởng tổ Chuyên môn 3;

– Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được phân công.

19. Ông (bà)……….– Giáo viên khối 3:

– Chủ nhiệm và dạy lớp 3B;

– Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được phân công.

20. Ông (bà)………. – Giáo viên khối 3 –Thành viên ban TTND.

– Chủ nhiệm và dạy lớp 3A;

– Thực hiện công tác thanh kiểm tra do trưởng ban TT phân công;

– Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được phân công.

21. Ông (bà)……….– GV khối 3:

– Dạy môn Thủ công- Kỹ thuật;

– Dạy hỗ trợ học sinh hạn chế;

– Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được phân công.

22. Ông (bà)………. – GV – Tổ trưởng khối 4 – Thành viên ban TTND:

– Chủ nhiệm và dạy lớp 4A;

– Tổ trưởng tổ Chuyên môn 4;

– Thực hiện công tác thanh kiểm tra do trưởng ban TT phân công;

– Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được phân công.

23. Ông (bà)……….- GV khối 4 – Phó chủ tịch Công đoàn trường:

– Chủ nhiệm và dạy 4B;

– Phụ trách công tác nữ công, thủ quỹ công đoàn;

– Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được phân công.

24. Ông (bà)………. – GV khối 4:

– Dạy môn Mỹ thuật;

– Dạy bồi dưỡng HS năng khiếu Mỹ thuật và dạy hỗ trợ học sinh hạn chế.

– Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được phân công.

25. Ông (bà)……….– GV khối 4:

– Dạy môn thể dục cho HS khối 1 -> khối 5;

– Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được phân công.

26. Ông (bà)………. – GV – TT khối 5:

– Chủ nhiệm và dạy lớp 5C;

– Tổ trưởng tổ Chuyên môn 5;

– Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được phân công.

27. Ông (bà)………. – GV khối 5:

– Chủ nhiệm và dạy 5A;

– Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được phân công.

28. Ông (bà)………. – GV khối 5:

– Chủ nhiệm và dạy lớp 5B;

– Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được phân công.

29. Ông (bà)……….– GV khối 5:

– Dạy môn Tiếng Anh cho học sinh khối 3 -> khối 5;

– Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được phân công.

* Lưu ý:

Công chức, viên chức, nhân viên trong trường có trách nhiệm, nghĩa vụ thực hiện theo Luật Giáo dục và Điều lệ trường tiểu học. Chịu trách nhiệm cá nhân về nhiệm vụ được giao trước BGH và cấp trên thuộc lĩnh vực mình được phụ trách, đồng thời tham mưu với lãnh đạo nhà trường tổ chức thực hiện công việc được phụ trách đạt hiệu quả theo đúng chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Quản lý và hoàn thành các hồ sơ thuộc lĩnh vực phụ trách đầy đủ, đúng quy định. Chịu trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin và hồ sơ thuộc lĩnh vực phụ trách khi được kiểm tra.

Nội dung công việc được giao ở trên sẽ có sự thay đổi khi có sự biến động về tình hình nhân sự của nhà trường (Sẽ có QĐ điều chỉnh).

Kế hoạch phân công nhiệm vụ năm học trường THCS

PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ
CHO CÁN BỘ, GIÁO VIÊN, NHÂN VIÊN TRƯỜNG THCS………..
NĂM HỌC 2021 – 2022

Trường THCS ……… thống nhất phân công công tác cho CB, GV, năm học 2021 – 2022 như sau:

I. BAN GIÁM HIỆU

1. Hiệu trưởng …….. (Thực hiện theo đúng nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng do Điều lệ trường phổ thông quy định).

– Phụ trách chung, chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của nhà trường, trực tiếp chỉ đạo, giải quyết những vấn đề quan trọng cấp bách, những vấn đề có liên quan đến lĩnh vực giáo dục thuộc nhà trường trong phạm vi quản lý; Tổ chức chỉ đạo triển khai các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy chế của Ngành tới CB, GV, NV và học sinh.

– Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch năm học, quy hoạch phát triển nhà trường.

– Công tác Tổ chức Cán bộ; công tác Tài chính trường học, Chế độ chính sách, trực tiếp chỉ đạo công tác phân công giáo viên; tổ chức bộ máy của nhà trường, thành lập và quyết định tổ trưởng các tổ chuyên môn, tổ hành chính; Công tác kiểm tra nội bộ trường học; Công tác quản lí hành chính, quản lí và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính, tài sản của nhà trường; Chủ tịch Hội đồng thi đua-khen thưởng, kỷ luật; Trưởng ban “vì sự tiến bộ của Phụ nữ”; Trưởng ban về quản lý dạy thêm, học thêm; Ủy viên Hội đồng trường; chỉ đạo công tác phổ cập giáo dục; Công tác Tuyển sinh, giáo dục Hướng nghiệp, Tốt nghiệp THCS, chỉ đạo quản lí học sinh; Công tác Khuyến học; Công tác đối ngoại, giữ mối liên hệ với cơ quan cấp trên, với địa phương, với Phụ huynh HS; Công tác xã hội hóa giáo dục; Công tác Kiểm định chất lượng giáo dục; Chỉ đạo chung các tổ chức, đoàn thể, tổ chuyên môn hoạt động theo chức năng; Trực tiếp phụ trách tổ Văn phòng; tổ Toán – Lý; tổ Tiếng Anh.

– Xét duyệt và kí học bạ khối lớp 6, lớp 9

– Thực hiện chế độ lên lớp theo quy định.

2. Phó Hiệu trưởng……..

– Thực hiện và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng những việc được phân công; cùng Hiệu trưởng chịu trách nhiệm trước cấp trên về các hoạt động có liên quan đến nhà trường; thay mặt Hiệu trưởng điều hành các hoạt động của nhà trường khi được ủy quyền. Thực hiện các nhiệm vụ theo đúng nhiệm vụ và quyền hạn của Phó Hiệu trưởng do Điều lệ trường phổ thông quy định. Cụ thể:

– Quản lý và chỉ đạo thực hiện về công tác chuyên môn.

Tham khảo thêm:   Đề thi viết chữ đẹp cấp tiểu học tỉnh Quảng Ninh năm 2011 - 2012 Môn: Toán - có đáp án

– Phụ trách chuyên môn tổ Văn – Nhạc – Mỹ thuật, tổ Hóa – Sinh, tổ Sử – Địa – TD, quản lý thực hiện chất lượng các khối lớp (xây dựng thời khóa biểu các khối lớp, chỉ đạo thực hiện quy chế chuyên môn, chương trình giảng dạy, xây dựng kế hoạch chuyên môn, hướng dẫn các tổ chuyên môn lên kế hoạch, thực hiện hồ sơ sổ sách theo quy định; lên kế hoạch kiểm tra, thực hiện công tác kiểm tra hoạt động sư phạm….). Lên kế hoạch chỉ đạo các cuộc thi, sân chơi của GV, học sinh, kế hoạch thực hiện dạy học 2 buổi/ngày.

– Phụ trách CSVC nhà trường, công tác thư viện, TBGD, môi trường (kiểm tra hoạt động của các bộ phận này theo kế hoạch kiểm tra nội bộ), ký các công văn, làm các báo cáo khi được Hiệu trưởng ủy quyền.

– Phụ trách công tác Chi đoàn.

– Công tác Đội TNTPHCM.

– Công tác GD chính trị, thể chất, y tế học đường, học sinh.

– Công tác Pháp chế và HĐNGLL.

– Phụ trách hồ sơ kiểm tra nội bộ trường học.

– Trực tiếp thực hiện công tác phổ cập giáo dục THCS. Theo dõi dạy giờ và các buổi chào cờ, hội họp.

– Phụ trách công nghệ thông tin; công tác lao động, hướng nghiệp; Lên kế hoạch thực hiện làm thống kê báo cáo; Hiệu quả đào tạo; phân công và theo dõi các lớp làm vệ sinh hàng tuần; Công tác thiết bị dạy học, phòng học bộ môn.

– Xét duyệt và kí học bạ khối lớp 7,8

– Thực hiện chế độ lên lớp theo quy định (dạy các tiết tự chọn).

– Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Hiệu trưởng phân công.

II. Tổ trưởng chuyên môn:

Tổ trưởng chuyên môn.

Phụ trách và chỉ đạo thực hiện một số công việc sau:

– Xây dựng và thực hiện kế hoạch hoạt động chung của tổ; hướng dẫn xây dựng và quản lý kế hoạch giảng dạy của tổ viên theo kế hoạch giảng dạy của tổ; theo dõi thực hiện phân phối chương trình và các hoạt động giáo dục khác của tổ;

– Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ; tham gia đánh giá, xếp loại các thành viên của tổ theo quy định của Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học và các quy định khác hiện hành;

– Đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên;

– Chịu trách nhiệm tổ chức bồi dưỡng trình độ chuyên môn và trình độ sư phạm cho các tổ viên;

– Thực hiện kiểm tra nội bộ đối với giáo viên trong tổ;

– Điều hành các hoạt động chuyên môn trong phạm vi tổ. (Sinh hoạt chuyên môn, tổ chức thao giảng, hội giảng, dự giờ tổ viên, chuyên đề, phân công dạy thay, chấm sáng kiếm …);

– Tổ chức sinh hoạt tổ chuyên môn 2 lần trên một tháng: lần 1 vào tuần 2, lần 2 vào tuần 4 của tháng.

– Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban giám hiệu phân công.

III. Tổ trưởng tổ văn phòng

– Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần, tháng, năm nhằm phục vụ cho việc thực hiện chư­ơng trình, kế hoạch và các hoạt động giáo dục khác của nhà trường ;

– Bồi d­ưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quả công việc của các thành viên trong tổ theo kế hoạch của nhà trường ;

– Tham gia đánh giá, xếp loại viên chức .

– Lưu trữ hồ sơ của trường.

– Tổ văn phòng sinh hoạt định kỳ hai tuần một lần.

– Điều hành các cuộc họp các hoạt động trong phạm vi tổ;

– Phân công và theo dõi lịch trực hành chính, đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ của tổ viên;

– Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Hiệu trưởng phân công.

IV. Nhiệm vụ của Bí thư Đoàn THCS Hồ Chí Minh

– Xây dựng kế hoạch và chỉ đạo các hoạt động của Đoàn TNCS HCM;

– Tham gia cùng Chủ tịch Công đoàn chỉ đạo thực hiện các phong trào, các cuộc vận động;

– Kết hợp cùng Tổng phụ trách Đội phát động, duy trì các phong trào thi đua của học sinh, tổ chức các hoạt động trong các ngày lễ lớn;

– Làm một số công việc khác khi Ban giám hiệu phân công.

V. Nhiệm vụ của Tổng phụ trách, phó tổng phụ trách Đội TNTP HCM

Phụ trách và chỉ đạo thực hiện một số mặt công tác sau:

– Xây dựng kế hoạch và chỉ đạo các hoạt động của Đội TNTP HCM;

– Trực tiếp điều hành các buổi chào cờ đầu tháng, các ngày Lễ, Hội, các hoạt động chủ điểm, ngoại khoá, văn nghệ…

– Trực tiếp phụ trách công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật học sinh, chỉ đạo đội sao đỏ của nhà trường, theo dõi nề nếp kỷ luật, chuyên cần, vệ sinh của học sinh;

– Phối hợp với GVCN lớp giáo dục truyền thống và đạo đức học sinh; tham gia giáo dục học sinh chưa ngoan;

– Phụ trách công tác ATGT, phòng chống ma tuý, tệ nạn xã hội, HIV/AIDS và bạo lực học đường, phòng chống đuối nước;

– Quản lý và chịu trách nhiệm cá nhân về tài sản của Đội;

– Phụ trách các hoạt động văn nghệ, thể thao trong trường

– Ghi lại các hình ảnh liên quan đến các hoạt động của nhà trường để đưa lên trang web

– Tổ chức, quản lý các hoạt động của Đội Thiếu niên ở nhà trường và tổ chức, quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Xây dựng kế hoạch hoạt động đội, tổ chức ghi các loại văn bản : Nghị quyết sinh hoạt đội, sao, biên bản kết nạp đội, sổ theo dõi kiểm tra đánh giá của đội, các HĐNGLL và tổng kết các hoạt động thi đua. Biên bản bàn giao HS trong hè. Cùng với P.HT đôn đốc kiểm tra công tác vệ sinh môi trường.

– Làm một số công việc khác khi được Ban giám hiệu phân công

VI. Thư kí HĐSP:

Chịu trách nhiệm ghi chép toàn bộ nội dung của các cuộc họp HĐSP, thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Hiệu trưởng phân công.

VII. Giáo viên:

Giáo viên

Đối với giáo viên thực hiện công tác giảng dạy và chủ nhiệm lớp thực hiện nhiệm vụ theo Điều lệ trường trung học. Thực hiện theo sự phân công công việc của Hiệu trưởng nhà trường.

Giáo viên kiêm phụ trách thiết bị

– Lập sổ theo dõi về việc mượn sử dụng đồ dùng thiết bị dạy học hàng ngày. Hàng tháng lập báo cáo về tình hình sử dụng.

– Phân loại cụ thể về thiết bị dạy học, sắp xếp khoa học dễ lấy, dễ tìm, giữ gìn, bảo quản và vệ sinh thường xuyên, đảm bảo không bị mối mọt, hư hỏng.

– Hằng năm kiểm tra hai lần: Đầu năm và cuối năm, lập báo cáo tình hình về chất lượng thiết bị qua việc sử dụng. Số sách, thiết bị thiếu phải được cụ thể từng loại và đề xuất mua sắm bổ sung.

– Không cho học sinh, hoặc người không có trách nhiệm vào khu vực phòng thiết bị. Các thiết bị, tài sản có tên trong danh mục cấp về, khi kiểm tra thấy thiếu hoặc bị thất thoát mà không rõ lý do, thì nhân viên phụ trách phải chịu bồi thường. Các trường hợp đổ vỡ, hư hỏng đều phải lập biên bản hiện trạng và báo cáo Hiệu trưởng.

– Bảo quản, vệ sinh thường xuyên, không làm mất, hư hỏng tài sản, thiết bị nhà trường. Nhập kho các loại thiết bị được cấp hoặc mua về, lập sổ ghi chép lưu trữ hoá đơn chứng từ trước khi đưa vào sử dụng.

Tham khảo thêm:   Đề thi thử Đại học năm 2013 - môn Sinh học (Đề 22) Đề thi môn Sinh số 22

– Quản lý các thiết bị, đồ dùng DH ở các phòng chức năng.

– Tham gia làm hồ sơ KĐCL.

– Chấp hành các nhiệm vụ khác của Hiệu trưởng hoặc Phó HT phân công.

VIII. Nhân viên trường học thực hiện các nhiệm vụ:

1. Công tác kế toán

– Phụ trách công tác kế toán của nhà trường; Thực hiện dự toán, thanh quyết toán kinh phí từng tháng, quý, năm theo chế độ quy định của Bộ tài chính và ngành cấp trên.

– Thực hiện lưu trữ các hồ sơ chứng từ, sổ sách kế toán theo quy định của Bộ Tài chính. Thực hiện các chế độ chính sách kịp thời, tham mưu với Hiệu trưởng về công tác sửa chữa, mua sắm tài sản phục vụ hoạt động giáo dục trong nhà trường đúng mục đích có hiệu quả.

– Lập dự toán thu chi từ các nguồn tài trợ, viện trợ theo thông tư 16/2018/TT-BGDĐT và trình cấp trên phê duyệt

– Hàng năm tiến hành kiểm kê tài sản, thực hiện khấu hao tài sản theo giá trị hao mòn khi sử dụng, những tài sản thanh lý phải có sự giám sát của Thanh tra nhân dân và bộ phận phụ trách.

– Thực hiện các nhiệm vụ và yêu cầu được quy định tại Điều 5 và Điều 6, Chấp hành nghiêm các hành vi bị cấm đối với kế toán được quy định tại Điều 13 của Luật kế toán ban hành ngày 20/11/2015.

– Thực hiện chế độ dự toán, chiết tính có tính khả thi, đảm bảo tiết kiệm tài chính cho nhà trường.

– Hướng dẫn các bộ phận làm hoá đơn chứng từ khi thực hiện thanh quyết toán.

– Quản lý hồ sơ, thanh quyết toán kinh phí Bảo hiểm y tế, BHTT học sinh; hồ sơ học sinh khuyết tật, hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ chính sách, người dân tộc thiểu số…..

– Chấp hành các nhiệm vụ phân công khác của Hiệu trưởng.

2. Công tác Văn thư

– Nhận công văn đi, đến vào sổ theo quy định và chuyển cho Hiệu trưởng xử lý (nếu công văn của tổ chức đoàn thể thì in ra và chuyển đến người đứng đầu đoàn thể đó), lưu trữ công văn đi, đến.

– Soạn thảo các văn bản hành chính của trường, vào số văn bản đúng quy định và gửi đi kịp thời, đúng địa chỉ;

– Quản lý hồ sơ cán bộ theo quy định.

– Quản lý học bạ, đóng dấu học bạ, sổ điểm theo quy định, đúng thời gian;

– Quản lý và sử dụng con dấu của trường theo quy định;

– Quản lý, nhận và trao trả các loại văn bằng, chứng chỉ của học sinh;

– Quản lý, ghi chép sổ đăng bộ;

– Phục chế các loại tài liệu của nhà trường khi được phân công;

– Làm hồ sơ Phổ cập giáo dục theo sự phân công của Ban giám hiệu

– Thực hiện trực ban hành chính theo sự phân công của tổ Văn phòng.

– Chấp hành các nhiệm vụ khác của Hiệu trưởng hoặc Phó HT phân công.

– Tham gia làm và quản lý hồ sơ trường chuẩn Quốc gia và KĐCL.

3. Công tác Thư viện

– Lập kế hoạch hoạt động thư viện theo chỉ đạo của cấp trên; thực hiện giới thiệu sách cho CBGVNV và học sinh trong trường;

– Lập sổ theo dõi việc mượn sử dụng sách, văn hóa phẩm hàng ngày. Hàng tháng lập báo cáo về tình hình sử dụng;

– Phân loại cụ thể về sách giáo khoa, sắp xếp khoa học dễ lấy, dễ tìm, giữ gìn, bảo quản và vệ sinh thường xuyên, đảm bảo không bị mối mọt, hư hỏng;

– Hằng năm kiểm kê hai lần: Đầu năm và cuối năm, lập báo cáo tình hình về chất lượng SGK qua việc sử dụng. Số sách thiếu phải được cụ thể từng loại và đề xuất mua sắm bổ sung; sử dụng hiệu quả phần mềm quản lý thư viện và quản lý sách bằng mã vạch.

– Bảo quản, vệ sinh thường xuyên. Nhập kho các loại sách được cấp hoặc mua về, lập sổ ghi chép lưu trữ hoá đơn chứng từ trước khi đưa vào sử dụng.

– Thực hiện trực ban hành chính theo sự phân công của tổ Văn phòng.

– Thu và quản lý, sắp xếp gọn gàng hồ sơ minh chứng kiểm định chất lượng của trường.

– Tham gia làm và quản lý hồ sơ trường chuẩn Quốc gia và KĐCL.

– Chấp hành các nhiệm vụ khác của Hiệu trưởng hoặc Phó HT phân công.

* Lưu ý: Các đồng chí nhân viên trường học ngoài các nhiệm vụ phân công trên còn đảm bảo việc sắp xếp, vệ sinh văn phòng và các phòng BGH chuẩn bị CSVC nước uống phục vụ CB, GV trong nhà trường (điều hành trống đối với cấp THCS) trong các buổi trực chính. Chuẩn bị phòng Hội đồng theo quy định để tổ chức các hội nghị, lễ sơ kết, tổng kết…

IX. Biên chế tổ:

– Tổ Văn – Nhạc – Mỹ thuật: Gồm các GV có chuyên môn Ngữ văn, Âm nhạc, Mỹ thuật.

– Tổ Toán – Lý – Tin: Gồm các GV có chuyên môn Toán, Tin, Toán – Tin; Vật lý, Lý – Công nghệ

– Tổ Ngoại ngữ: Gồm các GV có chuyên môn Tiếng Anh và các Ngoại ngữ khác.

– Tổ Hóa – Sinh: Gồm các GV có chuyên môn Hóa học, Sinh học, Hóa – Sinh, Sinh – Công nghệ

– Tổ Sử – Địa – Thể dục – GDCD: Gồm các GV có chuyên môn Lịch sử, Địa lý, Sử – Địa, Địa – Sử, Thể dục, Thể chất, GDCD.

– Tổ Hành chính: Kế toán + Nhân viên.

+ Họp chi bộ vào ngày mùng 3 hàng tháng (Nếu vào ngày nghỉ thì lùi lại từ 1-2 ngày)

+ Họp Hội đồng sư phạm 1 lần/tháng (15 giờ 30 phút chiều thứ Hai tuần 1).

+ Sinh hoạt tổ chuyên môn 2 lần/tháng (15 giờ 30 phút buổi chiều thứ Hai tuần thứ 2 và tuần thứ 4)

+ Họp các đoàn thể 1 lần/tháng, BDTX (15 giờ 30 phút buổi chiều thứ Hai tuần thứ 3 trong tháng).

+ Hội ý CM và các Đoàn thể đầu tuần vào tiết thứ 2 của sáng thứ Hai.

+ Họp BGH và TPT 2 lần /tháng vào sáng thứ 7 của tuần thứ 1 và thứ 3 trong tháng.

+ Họp GVCN 2 lần/tháng (9 giờ 35 phút sáng thứ 7 của tuần 1 và tuần 3 trong tháng)

X. Một số quy định:

– Sau mỗi tháng hoạt động, các bộ phận báo cáo kết quả với người phụ trách và Hiệu trưởng;

– Nguyên tắc hoạt động: Tập trung dân chủ, thiểu số phục tùng đa số.

– Mọi thành viên trong nhà trường đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau để hoàn thành nhiệm vụ, thực hiện tốt công tác bảo mật nhà trường, phát ngôn và làm theo nghị quyết của nhà trường. Thực hiện nghiêm túc bộ quy tắc ứng xử văn hóa trong nhà trường

– Mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường đều rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật, không ngừng học tập nâng cao năng lực công tác.

Nội dung trên đã được thông qua trong cuộc họp HĐSP nhà trường. Mọi người thống nhất để thực hiện. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc thì phản ảnh với Hiệu trưởng để xem xét và điều chỉnh cho phù hợp.

XI. Hiệu lực thi hành:

Bảng phân công này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Nơi nhận:

– PGDĐT (để b/c);
– BGH, CĐ (T/h);
– Website của Nhà trường;
– Lưu VT.

HIỆU TRƯỞNG

………………..

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Kế hoạch phân công nhiệm vụ năm học 2021 – 2022 Phân công nhiệm vụ giáo viên của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *