Tài liệu Soạn văn 9: Phò giá về kinh, sẽ được Wikihoc.com giới thiệu đến bạn đọc ngay sau đây.
Mong rằng với tài liệu này, sẽ cung cấp những kiến thức hữu ích cho học sinh trong quá trình học tập môn Ngữ văn.
Soạn bài Phò giá về kinh
1. Chuẩn bị
– Trần Quang Khải (1241 – 1294) là con trai thứ ba của vua Trần Nhân Tông được phong Thượng tướng.
– Ồng là người có công rất lớn trong hai cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên (1284 – 1285, 1287 – 1288), đặc biệt là hai trận Hàm Tử và Chương Dương.
– Ông không chỉ là một vị tướng tài ba mà còn là một người có tài văn chương.
2. Đọc hiểu
Chú ý các chiến thắng lịch sử và việc sử dụng động từ mạnh.
Hướng dẫn giải:
– Hai câu đầu nói về chiến thắng của quân và dân ta, trong đó có sự đóng góp to lớn của người chỉ huy chính là tác giả.
– Động từ “đoạt, cầm” kết hợp với các địa danh “Chương Dương”, “Hồ Hàm Tử” góp phần làm nổi bật sự hào hùng và không khí chiến thắng ở Chương Dương và Hàm Tử.
– Đây đều là những trận chiến gây được tiếng vang lớn.
=> Không chỉ ca ngợi chiến công của quân dân ta mà còn thể hiện lòng tự hào dân tộc.
3. Trả lời câu hỏi
Câu 1. Từ những thông tin về hoàn cảnh ra đời bài thơ Phò giá về kinh, hãy nêu những hiểu biết của em về hào khí thời Trần.
Hướng dẫn giải:
– Bài thơ được làm lúc Trần Quang Khải đi đón Thái thượng hoàng Trần Thái Tông và vua Trần Nhân Tông về Thăng Long (Hà Nội ngày nay) ngay sau chiến thắng Chương Dương, Hàm Tử và giải phóng kinh đô năm 1285.
– Một số hiểu biết về hào khí thời Trần: “Hào khí Đông A”
- “Hào” khí là ý chí, sĩ khí mạnh mẽ, hào hùng
- “Đông A” theo lối chiết tự là nhà Trần
=> Hào khí Đông A là tinh thần đoàn kết, quyết tâm, sĩ khí anh dũng và hào hùng của nhà Trần – triều đại đã có công đánh đuổi 3 lần giặc Mông – Nguyên xâm lược nước ta.
Câu 2. Xác định đặc điểm thể loại của bài thơ qua số chữ, số dòng, niêm, luật và cách hiệp vần ở bản phiên âm bài thơ.
Hướng dẫn giải:
– Bốn dòng, mỗi dòng năm chữ
– Thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt
– Cách hiệp vần: câu 2 và câu 4 hiệp với nhau ở chữ cuối (quan – san).
– Niêm: Các câu 1, 2, 4 niêm vần bằng; câu 3 niêm vần trắc.
– Luật:
Đoạt |
sáo |
Chương |
Dương |
độ, |
T |
T |
B |
B |
T |
Cầm |
Hồ |
Hàm |
Tử |
quan. |
B |
B |
B |
T |
B |
Thái |
bình |
tu |
trí |
lực, |
T |
B |
B |
T . |
T |
Vạn |
cổ |
thử |
giang |
san. |
T |
T |
T |
B |
B |
Câu 3. Phân tích nội dung và quan hệ của hai dòng thơ đầu và hai dòng thơ cuối, từ đó cho biết chủ đề của bài thơ.
Hướng dẫn giải:
– Nội dung:
- Hai câu đầu: hào khí chiến thắng của quân dân ta
- Hai câu cuối: khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc ta
=> Mối quan hệ gắn bó, hỗ trợ lẫn nhau
– Chủ đề: bài thơ thể hiện hào khí chiến thắng và khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc ta ở thời đại nhà Trần.
Câu 4. Tìm hiểu cách ngắt nhịp của bài thơ ở bản phiên âm bài thơ. Nhịp điệu của các dòng thơ có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung bài thơ?
Hướng dẫn giải:
– Cách ngắt nhịp: 2/3
– Tác dụng: tạo nhịp điệu nhanh, âm hưởng hào hùng cho bài thơ và nhấn mạnh chiến công lừng lẫy của quân đội nhà Trần.
Câu 5. So sánh bài thơ trên với bài thơ Sông núi nước Nam để chỉ ra sự tương đồng về nội dung và hình thức nghệ thuật giữa hai tác phẩm.
Hướng dẫn giải:
– Nội dung đề:
- thể hiện được khí phách kiên cường, quyết tâm bảo vệ chủ quyền dân tộc cũng như niềm tự hào về đất nước.
- bộc lộ tình thần yêu nước bằng một giọng điệu hào hùng, ngôn ngữ dồn nén, cô đọng.
– Hình thức: thể thơ tứ tuyệt, viết bằng chữ Hán
Câu 6. Nội dung bài thơ có ý nghĩa với cuộc sống hiện nay như thế nào? Vì sao?
Hướng dẫn giải:
Bài thơ là lời nhắc nhở mỗi người cần ghi nhớ công ơn của thế hệ đi trước trong việc bảo vệ đất nước, từ đó cần sống có trách nhiệm hơn và đóng góp vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Phò giá về kinh Cánh diều Ngữ văn lớp 9 trang 19 sách Cánh diều tập 1 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.