Tài liệu Soạn văn 9: Bếp lửa, sẽ được Wikihoc.com giới thiệu đến bạn đọc những nội dung bổ ích ngay sau đây.
Bạn đọc hãy cùng tham khảo để có thể chuẩn bị bài học một cách nhanh chóng và đầy đủ hơn.
Soạn bài Bếp lửa
Chuẩn bị đọc
Nhớ lại một kỉ niệm tuổi thơ với người thân của em.
Hướng dẫn giải:
Kỉ niệm: ngày đầu tiên đi học được mẹ đưa đến trường, một lần bị lạc ở siêu thị, được đi du lịch cùng người thân,…
Trải nghiệm cùng văn bản
Câu 1. Lời dặn cháu thể hiện điều gì về bà?
Hướng dẫn giải:
Lời dặn cháu thể hiện bà là một người giàu đức hy sinh, luôn yêu thương con cháu.
Câu 2. Hình ảnh bếp lửa trong khổ thơ này có gì khác so với các khổ thơ trên?
Hướng dẫn giải:
- Hình ảnh bếp lửa ở các khổ trước thể hiện sự tần tảo, đức hi sinh của người bà, và tình yêu thương của người bà.
- Hình ảnh bếp lửa trong khổ thơ này thể hiện niềm tin tưởng, hy vọng vào tương lai.
Suy ngẫm và phản hồi
Câu 1. Phân tích mối quan hệ giữa hình ảnh bếp lửa và hình ảnh bà trong bài thơ. Hình ảnh bếp lửa có sự thay đổi như thế nào qua các khổ thơ?
Hướng dẫn giải:
– Hình ảnh bếp lửa và hình ảnh bà trong bài thơ có mối quan hệ gắn bó mật thiết.
– Hình ảnh bếp lửa có sự thay đổi qua các khổ thơ:
- Khổ 1: khơi nguồn cảm xúc, hồi ức về bà
- Khổ 2, 3: gắn với những năm tháng sống cùng bà
- Khổ 4: gợi nhắc hình ảnh người bà tần tảo, giàu đức hi sinh
- Khổ 5: mang niềm tin tưởng, hy vọng vào tương lai
- Khổ 6,7: bếp lửa hiện diện cùng bà, nhớ về bếp lửa cũng là nhớ về bà
Câu 2. Nêu một số biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ và làm rõ hiệu quả của chúng.
Hướng dẫn giải:
– Một số biện pháp tu từ được sử dụng như điệp ngữ, liệt kê, ẩn dụ,…
– Hiệu quả:
- Điệp ngữ “một bếp lửa”: nhấn mạnh vào hình ảnh trung tâm của bài thơ, khơi gợi nguồn cảm xúc cho tác giả nhớ về bà.
- Điệp từ “nhóm” kết hợp với một loạt hình ảnh được liệt kê “bếp lửa ấp iu nồng đượm” ; “niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi”; “nồi xôi gạo mới sẻ chia chung vui”; “những tâm tình tuổi nhỏ”: nhấn mạnh từ hình ảnh bếp lửa được bà nhen nhóm mà dạy cho cháu biết bao bài học ý nghĩa trong cuộc sống.
- Hình ảnh ẩn dụ ngọn lửa: tượng trưng cho ánh sáng, tình yêu trong lòng bà. Bà không chỉ là người nhóm lửa, bà còn là người giữ lửa, truyền lửa.
Câu 3. Sự kết hợp giữa yếu tố biểu cảm và miêu tả, tự sự trong văn bản có tác dụng gì?
Hướng dẫn giải:
Sự kết hợp giữa yếu tố biểu cảm và miêu tả, tự sự trong văn bản có tác dụng thể hiện thái độ, tình cảm của nhân vật; những hình ảnh trở nên sinh động, giàu sức gợi hơn,….
Câu 4. Xác định mạch cảm xúc và cảm hứng chủ đạo của văn bản.
Hướng dẫn giải:
– Mạch cảm xúc của Bếp lửa xuất phát từ hình ảnh bếp lửa gợi ra những kỉ niệm về những năm tháng sống cùng người bà. Từ những kỉ niệm, người cháu suy ngẫm về cuộc đời bà, bộc lộ tình yêu thương dành cho bà. Mạch cảm xúc theo dòng thời gian từ quá khứ đến hiện tại, từ đó khẳng định tình yêu thương, kính trọng dành cho người bà mãi không thay đổi.
– Cảm hứng chủ đạo: lòng kính yêu trân trọng và biết ơn của người cháu đối với bà hay cũng chính là đối với quê hương, gia đình, đất nước
Câu 5. Hãy chỉ ra một vài nét đặc sắc về kết cấu của bài thơ.
Câu 6. Theo em, tác giả muốn gửi đến người đọc thông điệp gì qua văn bản này?
Câu 7. Bài thơ thể hiện tư tưởng gì? Các động từ nhóm, nhen và hình ảnh bếp lửa đã góp phần như thế nào vào việc thể hiện tư tưởng đó?
Câu 8. Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) thể hiện tình cảm với người có ảnh hưởng lớn đối với em.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Bếp lửa Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 9 trang 15 sách Chân trời sáng tạo tập 1 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.