Bạn đang xem bài viết ✅ Đáp án cuộc thi Tìm hiểu Bộ luật lao động 2019 tỉnh Vĩnh Phúc Cuộc thi “Tìm hiểu Bộ luật Lao động năm 2019 và một số quy định pháp luật về xử lý vi phạm trong phòng, chống dịch Covid-19” ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Cuộc thi “Tìm hiểu Bộ luật Lao động năm 2019 và một số quy định pháp luật về xử lý vi phạm trong phòng, chống dịch Covid-19” do tỉnh Vĩnh Phúc phát động. Cuộc thi được tổ chức trực tuyến, chia thành 4 đợt bắt đầu từ 4/10/2021 đến 31/10/2021.

Cuộc thi tìm hiểu Bộ Luật lao động 2019 dành cho cán bộ, đoàn viên công đoàn, CNVC đang công tác sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Cụ thể lịch thi như sau:

  • Cuộc thi tuần: Từ 04/10/2021 đến 24/10/2021:
    • Tuần 1: Từ 07h00 ngày 04/10/2021 – 21h00 ngà 10/10/2021.
    • Tuần 2: Từ 07h00 ngày 11/10/2021 – 21h00 ngày 17/10/2021.
    • Tuần 3: Từ 07h00 ngày 18/10/2021 – 21h00 ngày 24/10/2021.
  • Cuộc thi chung kết: Từ 07h00 ngày 25/10/2021 – 21h00 ngày 31/10/2021.

Lưu ý: Đáp án chỉ mang tính chất tham khảo.

Đáp án cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu Bộ luật lao động 2019 Vĩnh Phúc

Câu 1: Người lao động có các quyền nào dưới đây?

A. Từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe trong quá trình thực hiện công việc.

B. Làm việc; tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp; không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc.

C. Tất cả các đáp án trên

Câu 2: Thời gian thử việc đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ là bao nhiêu ngày?

A. Không quá 30 ngày

B. Không quá 40 ngày

C. Không quá 50 ngày

Câu 3: Bộ luật lao động quy định về thời hiệu yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp lao động cá nhân như thế nào?

A. 03 tháng kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.

B. 06 tháng kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.

C. 09 tháng kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm

Câu 4: Khi sử dụng người chưa đủ 15 tuổi làm việc, người sử dụng lao động phải tuân theo quy định nào?

A. Phải giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người chưa đủ 15 tuổi và người đại diện theo pháp luật của người đó.

Tham khảo thêm:   Lời bài hát Gặp gỡ, Yêu đương và Được bên em

B. Bố trí giờ làm việc ít hơn so với các lao động khác, không ảnh hưởng đến thời gian học tập, nghỉ ngơi của người chưa đủ 15 tuổi;

C. Bảo đảm mức lương cao hơn so với các lao động khác cho người chưa đủ 15 tuổi

Câu 5: Người có hành vi không thực hiện xét nghiệm theo yêu cầu của cơ quan y tế có thẩm quyền trong quá trình thực hiện giám sát dịch bệnh Covid-19 thì bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền nào dưới đây?

A. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng

B. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng

C. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng

Câu 6: Trách nhiệm của người sử dụng lao động và người lao động nước ngoài được quy định như thế nào?

A. Người sử dụng lao động sử dụng người lao động nước ngoài làm việc cho mình phải bảo đảm điều kiện về sinh hoạt, công việc cho người lao động nước ngoài.

B. Người sử dụng lao động sử dụng người lao động nước ngoài làm việc cho mình phải giao kết bằng hợp đồng. Người lao động nước ngoài phải đảm bảo các giấy tờ tùy thân cung cấp cho người sử dụng lao động là đúng quy định của pháp luật.

C. Người sử dụng lao động sử dụng người lao động nước ngoài làm việc cho mình mà không có giấy phép lao động thì bị xử lý theo quy định của pháp luật; Người lao động nước ngoài phải xuất trình giấy phép lao động khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Câu 7: Người có hành vi cố ý khai báo, thông tin sai sự thật về bệnh COVID-19 thì bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền nào dưới đây?

A. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng

B. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng

C. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng

Câu 8: Đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn, Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động bao nhiêu ngày?

A. Ít nhất 45 ngày

B. Ít nhất 30 ngày

C. Ít nhất 15 ngày

Câu 9: Nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật được quy định như thế nào?

A. Phải bồi thường hợp đồng lao động

B. Phải bồi thường ½ tiền trợ cấp thôi việc

C. Phải hoàn trả cho người sử dụng lao động chi phí đào tạo theo quy định của Bộ luật lao động.

Câu 10: Nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động?

A. Đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của hai bên tranh chấp

B. Công khai, minh bạch, khách quan, kịp thời, nhanh chóng và đúng pháp luật.

Tham khảo thêm:   Cách xóa lịch sử duyệt web, xoá cookie Safari trên iPhone, iPad

C. Đảm bảo lợi ích chung của xã hội, không trái pháp luật

Câu 11: Trường hợp nào sau đây là đình công bất hợp pháp?

A. Đại diện người lao động có quyền tổ chức và lãnh đạo đình công.

B. Không do tổ chức đại diện người lao động có quyền tổ chức và lãnh đạo đình công

C. Khi không có quyết định hoãn hoặc ngừng đình công của cơ quan có thẩm quyền.

Câu 12: Người có hành vi đưa tin không chính xác hoặc không kịp thời về tình hình dịch bệnh Covid-19 sau khi công bố dịch hoặc công bố hết dịch theo nội dung do cơ quan nhà nước có thẩm quyền về y tế cung cấp thì bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền bao nhiêu?

A. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng

B. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng

C. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng

Câu 13: Thời hạn tạm đình chỉ công việc là bao nhiêu ngày?

A. Thời hạn tạm đình chỉ công việc không được quá 10 ngày, trường hợp đặc biệt không được quá 90 ngày. Trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc, người lao động được tạm ứng 50% tiền lương trước khi bị đình chỉ công việc.

B. Thời hạn tạm đình chỉ công việc không được quá 15 ngày, trường hợp đặc biệt không được quá 90 ngày. Trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc, người lao động được tạm ứng 50% tiền lương trước khi bị đình chỉ công việc.

C. Thời hạn tạm đình chỉ công việc không được quá 20 ngày, trường hợp đặc biệt không được quá 90 ngày. Trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc, người lao động được tạm ứng 50% tiền lương trước khi bị đình chỉ công việc.

Câu 14: Thời giờ làm việc bình thường không quá?

A. 08 giờ trong 01 ngày và không quá 56 giờ trong 01 tuần

B. 08 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần

C. 08 giờ trong 01 ngày và không quá 40 giờ trong 01 tuần

Câu 15: Người có trách nhiệm trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19 nhưng không triển khai hoặc triển khai không kịp thời, không đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo quy định gây hậu quả nghiêm trọng có thể bị xử lý hình sự về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng có mức phạt tù cao nhất nào dưới đây?

A. Đến 05 năm

B. Đến 12 năm

C. Đến 15 năm

Câu 16: Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma túy tại nơi làm việc thì bị hình thức kỷ luật nào?

A. Khiển trách

B. Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng

C. Sa thải

Câu 17: Hợp đồng lao động đối với lao động là người giúp việc gia đình được quy định như thế nào?

Tham khảo thêm:   Hướng dẫn cách đổi và reset mật khẩu cấp 2 trong game FIFA Online 4

A. Người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với lao động là người giúp việc gia đình.

B. Người sử dụng lao động và lao động là người giúp việc gia đình tự thỏa thuận về công việc, mức lương bằng miệng, không nhất định phải bằng hợp đồng.

C. Thời hạn của hợp đồng lao động đối với lao động là người giúp việc gia đình là 12 tháng

Câu 18: Hợp đồng lao động bằng lời nói áp dụng trong trường hợp nào?

A. Đối với hợp đồng có thời hạn dưới 01 tháng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18, điểm a khoản 1 Điều 145 và khoản 1 Điều 162 của Bộ luật này.

B. Đối với hợp đồng có thời hạn dưới 03 tháng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18, điểm a khoản 1 Điều 145 và khoản 1 Điều 162 của Bộ luật này.

C. Đối với hợp đồng có thời hạn dưới 06 tháng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18, điểm a khoản 1 Điều 145 và khoản 1 Điều 162 của Bộ luật này

Câu 19: Người có hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19 có thể bị xử lý hình sự về tội chống người thi hành công vụ theo quy định có mức phạt tù cao nhất nào dưới đây?

A. Đến 03 năm

B. Đến 05 năm

C. Đến 07 năm

Câu 20: Quyền đơn phương chấm dứt, tạm hoãn hợp đồng lao động của lao động nữ mang thai được quy định như thế nào?

A. Lao động nữ mang thai dưới 03 tháng nếu bị động thai thì có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động.

B. Lao động nữ mang thai nếu có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi thì có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động.

C. Lao động nữ mang thai dưới 03 tháng nếu có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi thì có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đáp án cuộc thi Tìm hiểu Bộ luật lao động 2019 tỉnh Vĩnh Phúc Cuộc thi “Tìm hiểu Bộ luật Lao động năm 2019 và một số quy định pháp luật về xử lý vi phạm trong phòng, chống dịch Covid-19” của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *