Bạn đang xem bài viết ✅ Chỉ thị 19/2012/CT-UBND Bình ổn giá những tháng cuối năm 2012 và Tết Nguyên đán Quý Tỵ năm 2013 trên địa bàn thành phố Hà Nội ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Chỉ thị 19/2012/CT-UBND tăng cường công tác quản lý, điều hành và bình ổn giá những tháng cuối năm 2012 và Tết Nguyên đán Quý Tỵ năm 2013 trên địa bàn thành phố Hà Nội.

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

———–

Số: 19/CT-UBND

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

————————————

Hà Nội, ngày 18 tháng 12 năm 2012

CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ, ĐIỀU HÀNH VÀ BÌNH ỔN GIÁ NHỮNG THÁNG CUỐI NĂM 2012 VÀ TẾT NGUYÊN ĐÁN QUÝ TỴ NĂM 2013 TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Căn cứ Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 26/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý, điều hành và bình ổn giá những tháng cuối năm 2012, thực hiện Chỉ thị 04/CT-BTC ngày 02/11/2012 của Bộ Tài chính về việc tăng cường công tác quản lý, điều hành và bình ổn giá những tháng cuối năm 2012 và Tết Nguyên đán Quý Tỵ năm 2013, Chủ tịch UBND Thành phố yêu cầu Giám đốc Sở, Ban, ngành, Chủ tịch UBND quận, huyện, thị xã tiếp tục triển khai thực hiện tốt Nghị quyết số 13/NQ-CP ngày 10/5/2012 của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ thị trường; các Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ va các văn bản chỉ đạo, điều hành của Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời, cần tập trung chỉ đạo triển khai ngay một số nhiệm vụ, giải pháp để quản lý, điều hành và bình ổn giá những tháng cuối năm 2012 và Tết Nguyên đán Quý Tỵ năm 2013 như sau:

Tham khảo thêm:   Tin học 6 Bài 13: Thực hành: Tìm kiếm và thay thế Tin học lớp 6 trang 58 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

I. Về công tác quản lý, điều hành và bình ổn giá:

1. Giám đốc Sở Tài chính: Chủ trì phối hợp với các Sở, ban, ngành, UBND quận, huyện, thị xã tiếp tục tham mưu cho Ủy ban nhân dân Thành phố tăng cường công tác quản lý, điều hành, bình ổn giá trên địa bàn theo quy định của pháp luật và thực hiện các công việc sau:

1.1 Theo dõi sát diễn biến giá cả thị trường đối với hàng hóa, dịch vụ thiết yếu như; lương thực, thực phẩm, đường, thuốc phòng và chữa bệnh cho người, xăng dầu, gas, phân bón, thức ăn chăn nuôi, dịch vụ đi lại,…; chủ động tham mưu cho UBND Thành phố có phương án kịp thời nhằm ổn định thị trường; đồng thời, căn cứ thẩm quyền và điều kiện thực tế, khả năng tài chính của địa phương để tham mưu trình UBND Thành phố xem xét, quyết định việc thực hiện Chương trình dự trữ hàng hóa bình ổn giá tại địa phương. Đánh giá hiệu quả các biện pháp và chương trình bình ổn giá đã và đang thực hiện để tham mưu, trình UBND Thành phố quyết định triển khai có hiệu quả các biện pháp bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa, dịch vụ, bình ổn giá cả thị trường, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, đầu cơ, găm hàng gây tăng giá đột biến bất hợp lý tại địa phương.

Tham khảo thêm:   Mẫu số 03/THKH: Thông báo nộp thuế Mẫu khai thuế áp dụng với hộ gia đình, cá nhân nộp thuế theo phương pháp khoán

1.2 Kiểm soát chặt chẽ đối với giá hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá theo nguyên tắc thị trường có sự quản lý của Nhà nước; hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước đặt hàng giao kế hoạch; hàng hóa, dịch vụ được mua sắm từ nguồn ngân sách địa phương; hàng hóa, dịch vụ còn được trợ cước, trợ giá theo thẩm quyền. Thực hiện các biện pháp quyết liệt để ổn định thị trường giá cả, các biện pháp hỗ trợ phù hợp để các doanh nghiệp giãn thời gian điều chỉnh tăng giá hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá nhất là trong tháng cuối năm 2012 và Tết Nguyên đán Quý Tỵ năm 2013.

1.3 Chủ trì cùng các Sở, ngành tập trung vào kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ bình ổn giá của các doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn giá theo đúng cam kết, kịp thời đưa hàng bình ổn giá đến phục vụ người dân nhất là đồng bào nghèo ở miền núi; công nhân các khu công nghiệp; người lao động có thu nhập thấp, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá, thuế, phí đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trên địa bàn. Thực hiện kiểm soát việc đăng ký giá, kê khai giá theo quy định như: Lương thực, thực phẩm; thuốc chữa bệnh, đường, sữa, thép xây dựng, và vật liệu xây dựng, phân bón, thức ăn chăn nuôi, cước vận tải hành khách. Kiên quyết dừng các trường hợp đăng ký, kê khai tăng giá không hợp lý so với tác động của yếu tố đầu vào. Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về giá; công khai kết quả xử lý vi phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Tham khảo thêm:   Lời bài hát Nếu Lúc Đó

1.4 Phối hợp với Sở Công thương và các Sở, ngành chức năng tổ chức các đoàn kiểm tra liên ngành để thực hiện việc tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường theo Thông tư liên tịch số 29/2011/TTLT-BCT-BTC ngày 04/8/2011 của Bộ Công thương và Bộ Tài chính hướng dẫn phối hợp kiểm tra giữa cơ quan Quản lý thị trường và cơ quan Quản lý gia.

1.5 Phối hợp với Cục Thuế, Kho Bạc nhà nước tăng cường quản lý thu, kiểm soát thu, ngăn chặn việc trốn thuế, nợ đọng thuế và chuyển giá. Tập trung quản lý chi ngân sách nhà nước đảm bảo chặt chẽ, hiệu quả, tiết kiệm; rà soát, ngừng các khoản chi, nội dung chi không chấp hành đúng quy định, thủ tục hồ sơ, không đúng chế độ; các khoản chi không thực sự cấp bách, không thiết thực.

1.6 Tham mưu tiếp tục thực hiện đồng bộ các chính sách an sinh xã hội, người nghèo, gia đình chính sách, người có công, đồng bào dân tộc thiểu số.

Download file tài liệu để xem thêm chi tiết

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Chỉ thị 19/2012/CT-UBND Bình ổn giá những tháng cuối năm 2012 và Tết Nguyên đán Quý Tỵ năm 2013 trên địa bàn thành phố Hà Nội của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *