Bạn đang xem bài viết ✅ Sinh học 12 Bài 15: Di truyền gene ngoài nhân Giải Sinh 12 Kết nối tri thức trang 78, 79, 80, 81, 82 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải Sinh 12 bài 15: Di truyền gene ngoài nhân là tài liệu vô cùng hữu ích giúp các em học sinh lớp 12 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để giải các bài tập trong SGK Chương 3: Mở rộng học thuyết di truyền nhiễm sắc thể trang 78→82.

Soạn Sinh 12 Kết nối tri thức bài 15 Chương 3 được biên soạn đầy đủ, chi tiết trả lời các câu hỏi nội dung bài học trang 78, 79, 80, 81, 82. Qua đó giúp các bạn học sinh có thể so sánh với kết quả mình đã làm. Vậy sau đây là nội dung chi tiết giải Sinh 12 bài 15 Di truyền gene ngoài nhân Kết nối tri thức, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

Trả lời Dừng lại và suy ngẫm trang 80

Câu hỏi trang 80

Quan sát Bảng 15.1, hãy nhận xét chung về kết quả các phép lai trong bảng và giải thích.

Tham khảo thêm:   Tập làm văn lớp 3: Nêu tình cảm với một nghệ sĩ hoặc nhân vật trong phim hoạt hình 10 đoạn văn mẫu lớp 3

Gợi ý đáp án

Kết quả các phép lai thuận nghịch ở trên cho thấy, màu lá của đời con hoàn toàn phụ thuộc vào màu lá của cây mẹ mà không chịu ảnh hưởng bởi màu lá của cây bố.

Câu hỏi trang 80

Dựa vào đặc điểm nào người ta có thể nhận biết được tính trạng di truyền do gene ngoài nhân?

Gợi ý đáp án

Sự di truyền các tính trạng do gene ngoài nhân quy định có các đặc điểm sau:

– Kết quả phép lai thuận nghịch là khác nhau, tính trạng được di truyền theo dòng mẹ và biểu hiện ở cả hai giới.

– Trong di truyền gene ngoài nhân, vai trò của các giao tử đực và giao tử cái không ngang nhau mà vai trò chủ yếu thuộc về tế bào chất của giao tử cái.

– Gene ngoài nhân nằm trên các phân tử DNA dạng vòng nhỏ trong ti thể, lục lạp, các gene này không tồn tại thành từng cặp allele như gene trong nhân nên chỉ cần một allele là được biểu hiện ra kiểu hình.

– Các gene ngoài nhân mặc dù được truyền từ mẹ nhưng các cá thể con của cùng một mẹ có thể nhận được số lượng các allele khác nhau dẫn đến có thể có các kiểu hình khác nhau.

– Không có sự tái tổ hợp gene ngoài nhân trong quá trình thụ tinh.

Giải Luyện tập và vận dụng Sinh 12 Bài 15

Câu hỏi 1

Sự di truyền các tính trạng do gene ngoài nhân quy định có gì khác so với các tính trạng được quy định bởi các gene trong nhân?

Tham khảo thêm:   Thông tư số 21/2011/TT-BGTVT quy định về đăng ký phương tiện thủy nội địa

Gợi ý đáp án

Sự di truyền các tính trạng do gene ngoài nhân quy định di truyền theo dòng mẹ khác so với các tính trạng được quy định bởi các gene trong nhân mang đặc tính của cả bố và mẹ.

Câu hỏi 2

Hãy tìm hiểu thêm những ứng dụng thực tiễn của hiện tượng di truyền gene ngoài nhân trong y học và nông nghiệp qua sách báo, internet,…

Gợi ý đáp án

Y học:

– Sử dụng liệu pháp gen ti thể để điều trị bệnh Leigh: Bệnh Leigh là một bệnh di truyền ti thể gây ra các rối loạn về thần kinh và cơ bắp. Liệu pháp gen ti thể sử dụng virus để đưa gen khỏe mạnh vào tế bào ti thể bị bệnh.

– Sử dụng liệu pháp gen vi khuẩn để điều trị ung thư: Liệu pháp gen vi khuẩn sử dụng vi khuẩn được biến đổi gen để tiêu diệt tế bào ung thư.

Nông nghiệp:

– Cây lúa vàng: Gạo vàng được tạo ra bằng kỹ thuật biến đổi gen để tổng hợp beta-carotene, tiền chất của vitamin A. Gạo vàng giúp giải quyết vấn đề thiếu vitamin A ở các nước đang phát triển.

– Cây ngô Bt: Ngô Bt được tạo ra bằng kỹ thuật biến đổi gen để có khả năng kháng sâu bệnh. Ngô Bt giúp giảm sử dụng thuốc trừ sâu và tăng năng suất cây trồng.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Sinh học 12 Bài 15: Di truyền gene ngoài nhân Giải Sinh 12 Kết nối tri thức trang 78, 79, 80, 81, 82 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

Tham khảo thêm:   Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2019 môn Ngữ Văn Sở GD&ĐT Hà Nội Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Văn năm 2019

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *