Nguyễn Hồng là nhà văn của phụ nữ và trẻ em. Một trong những tác phẩm tiêu biểu của ông là cuốn hồi kí Những ngày thơ ấu. Đoạn trích Trong lòng mẹ được rút từ chương IV của cuốn hồi ký này. Tác phẩm được giới thiệu trong chương trình Ngữ Văn lớp 8.

Soạn bài Trong lòng mẹ (trang 15)
Soạn bài Trong lòng mẹ

Tài liệu Soạn văn 8: Trong lòng mẹ, vô cùng hữu ích. Mời các bạn học sinh cùng tham khảo nội dung chi tiết được đăng tải ngay sau đây.

Soạn bài Trong lòng mẹ – Mẫu 1

Câu 1. Phân tích nhân vật bà cô trong cuộc đối thoại của bà ta và chú bé Hồng:

Nhân vật bà cô hiện lên: Một người độc ác, nham hiểm cố tình gieo vào đầu cháu những điều xấu xa để chia rẽ tình cảm giữa Hồng và mẹ.

=> Bà cô chính là đại diện cho xã hội phong kiến với những định kiến về người phụ nữ trong xã hội.

Câu 2. Tình yêu thương mãnh liệt của chú bé Hồng đối với người mẹ bất hạnh như thế nào?

– Trong cuộc đối thoại với bà cô: Tỉnh táo trước sự thâm hiểm của bà cô, càng thêm thương mẹ nhiều hơn.

– Khi gặp lại mẹ: Sung sướng và hạnh phúc khi được gặp lại mẹ, ngồi vào lòng mẹ mà òa khóc.

Câu 3. Qua đoạn trích Trong lòng mẹ hãy chứng minh văn Nguyên Hồng giàu chất trữ tình.

  • Nội dung đoạn trích: Bộc lộ tình cảm yêu thương của Hồng dành cho mẹ.
  • Lời văn giàu cảm xúc, kết hợp miêu kể, tả và biểu cảm.

Câu 4. Qua đoạn trích, em hiểu thế nào là hồi ký?

Hồi ký là sáng tác thuộc nhóm thể loại ký, thiên về trần thuật theo ngôi thứ nhất. Thường là kể về chính cuộc đời của tác giả.

Câu 5. Có nhà nghiên cứu nhận định nhà văn Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ và nhi đồng. Nên hiểu như thế nào về nhận định đó? Qua đoạn trích Trong lòng mẹ, em hãy chứng minh nhận định trên.

Gợi ý:

Có nhà nghiên cứu nhận định rằng: “Nguyên Hồng là nhà văn của người phụ nữ và nhi đồng”. Nhận định trên đã cho thấy được đối tượng chính trong các tác phẩm của Nguyên Hồng là phụ nữ và trẻ em. Các tác phẩm của ông đều thể hiện cái nhìn cảm thông cho người phụ nữ, cũng như tình yêu thương sâu sắc đối với những em nhỏ. Ví dụ ngay như trong đoạn trích “Trong lòng mẹ” thì nhân vật chính trong tác phẩm là cậu bé Hồng (nhi đồng), cùng với đó là người mẹ và bà cô (phụ nữ). Nhân vật bà cô hiện lên là một người độc ác cay nghiệt đại diện cho những hủ tục của xã hội xưa. Người mẹ hiện lên là một người phụ nữ tần tảo, vất vả và giàu đức hy sinh. Còn cậu bé Hồng sống trong cảnh thiếu thốn tình thương, nhưng vẫn dành tình yêu thương cho mẹ, bênh vực người mẹ trước những hủ tục: “Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quá vồ lấy ngay mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kỳ nát vụn mới thôi”. Đoạn trích “Trong lòng mẹ” được trích trong hồi ký “Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng đã khắc họa chân thực những cay đắng, tủi cực của nhà văn khi còn thơ ấu. Đồng thời tác giả cũng muốn khẳng định tình yêu thương sâu nặng với người mẹ bất hạnh.

Soạn bài Trong lòng mẹ – Mẫu 2

Soạn văn Trong lòng mẹ chi tiết

I. Tác giả

– Nguyên Hồng (1918 – 1982), tên khai sinh là Nguyễn Nguyên Hồng, quê ở thành phố Nam Định.

– Tuổi thơ của Nguyên Hồng phải trải qua nhiều cay đắng, bất hạnh: thiếu thốn không chỉ về vật chất mà còn về tình cảm gia đình.

– Trước cách mạng, ông sống chủ yếu ở Hải Phòng, trong một xóm lao động nghèo.

Tham khảo thêm:   Soạn bài Câu trần thuật | Ngắn nhất Soạn văn 8.

– Ngay từ tác phẩm đầu tay, ông đã hướng ngòi bút của mình vào những con người nghèo khổ. Ông được nhận định rằng ông là nhà văn của phụ nữ và trẻ em.

– Sau cách mạng, ông tiếp tục sáng tác bền bỉ. Các tác phẩm của ông thuộc nhiều thể loại khác nhau: tiểu thuyết, kí, thơ và nổi bật nhất là tiểu thuyết sử thi nhiều tập.

– Một số tác phẩm tiêu biểu:

  • Tiểu thuyết: Bỉ vỏ (1938), Cuộc sống (1942), Sóng gầm (1961), Cửa biển (bộ tiểu thuyết 4 tập: 1961, 1967, 1973, 1976)…
  • Truyện: Hai dòng sữa (truyện ngắn, 1943), Vực thẳm (truyện vừa, 1944), Miếng bánh (truyện ngắn, 1945)…
  • Hồi ký: Những ngày thơ ấu (đăng báo lần đầu năm 1938, xuất bản năm 1940), Một tuổi thơ văn (1973), Những nhân vật ấy đã sống với tôi (1978)…
  • Bộ tiểu thuyết lịch sử: Núi rừng Yên Thế (gồm nhiều tập, đang được nhà văn viết dở).

II. Tác phẩm

1. Hoàn cảnh sáng tác

– Đoạn trích “Trong lòng mẹ” được rút từ chương IV của cuốn hồi ký “Những ngày thơ ấu”.

– “Những ngày thơ ấu” kể lại tuổi thơ đầy cay đắng của tác giả. Tác phẩm bao gồm 9 chương, được đăng báo lần đầu năm 1938, được in thành sách năm 1940.

2. Thể loại

Hồi ký: Là sáng tác thuộc nhóm thể loại ký, thiên về trần thuật theo ngôi thứ nhất. Thường là kể về chính cuộc đời của tác giả.

3. Bố cục

Gồm 2 phần:

  • Phần 1. Từ đầu đến “và mày cũng phải có họ, có hàng, người ta hỏi đến chứ?”. Cuộc đối thoại giữa Hồng và bà cô.
  • Phần 2. Còn lại. Cuộc gặp gỡ cảm động của Hồng và mẹ.

4. Tóm tắt

Sau khi bố mất, mẹ phải đi làm ăn xa tận Thanh Hóa, Hồng phải sống cùng bà cô độc ác. Một hôm, bà cô gọi Hồng lại và hỏi cậu có muốn được đi thăm mẹ. Hiểu được bà cô muốn gieo rắc vào đầu mình những hoài nghi để rồi “ruồng rẫy, căm ghét mẹ”, Hồng từ chối. Mặc dù vậy, bà cô vẫn tiếp tục kể cho cậu nghe về chuyện có người nhìn thấy mẹ Hồng ở Thanh Hóa và đã có em bé. Điều đó khiến cậu cảm thấy xót xa và căm ghét những hủ tục đã khiến mẹ phải xa rời anh em mình. Đến ngày giỗ đầu của bố, mẹ Hồng trở về khiến cậu vô cùng hạnh phúc khi được ngồi trong lòng mẹ, cảm nhận hơi thở quen thuộc của mẹ.

Xem thêm tại Tóm tắt đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng

III. Đọc – hiểu văn bản

1. Cuộc đối thoại giữa Hồng và bà cô

* Hoàn cảnh:

  • Gần đến ngày giỗ đầu của cha Hồng nhưng mẹ vẫn chưa về.
  • Một hôm, bà cô gọi Hồng lại và hỏi chuyện.

* Nội dung cuộc đối thoại:

– Bà cô hỏi Hồng có muốn vào Thanh Hóa thăm mẹ không. Nhưng thực chất là muốn reo rắt những ý nghĩ cay nghiệt về mẹ vào đầu Hồng.

– Phản ứng của cậu bé Hồng:

  • Nghĩ đến hình ảnh người mẹ đã định trả lời rằng “có”.
  • Nhưng hiểu được ý định của bà cô: “muốn gieo giắc những hoài nghi để tôi khinh miệt…”

=> Nhân vật Hồng hiện lên là một cậu bé nhạy cảm, yêu thương mẹ.

– Những câu nói tưởng như quan tâm nhưng thực chất là mỉa mai:

  • Mợ mày phát tài lắm có như dạo trước đâu?
  • Mày dại quá, cứ vào đi, tao cho tiền tàu. Vào mà bắt mợ mày may vá sắm sửa và thăm em bé nữa chứ.
  • Kể lại câu chuyện người ta nhìn thấy mẹ Hồng.

=> Một người thân mà lại độc ác, cay nghiệt khi muốn gieo giắt những điều xấu xa vào đầu cháu.

– Tâm trạng của Hồng khi nghe chuyện của bà cô:

  • Lòng thắt lại, khóe mắt cay cay.
  • Nghe thấy hai từ “em bé” xoắn lấy tâm can cậu.
  • Căm ghét những hủ tục khiến mẹ phải rời xa anh em mình.

=> Những lời nói cay độc chỉ khiến Hồng càng thương mẹ hơn.

2. Cuộc gặp gỡ cảm động của Hồng và mẹ

Tham khảo thêm:   Điểm danh 9 phim hay nhất của 'mỹ nhân cảnh nóng' Dakota Johnson

– Hoàn cảnh: Ngày giỗ đầu của thầy, Hồng ở trường về thì nhìn thấy một bóng người quen thuộc. Hồng chạy theo gọi “Mợ ơi…”

– Cuộc gặp gỡ:

  • Khóc sụt sùi khi nhìn thấy mẹ.
  • Ngồi trên xe, áp đùi vào đùi mẹ, đầu ngả vào cánh tay mẹ, cảm nhận được hơi thở quen thuộc của mẹ.
  • Ước mong bé lại để có thể áp mặt vào bầu sữa nóng của mẹ, mơn man khuôn mặt mẹ từ trán xuống cằm.

=> Sự ngạc nhiên xen lẫn cảm xúc vui mừng, cuối cùng sau bao nhiêu ngày xa cách Hồng cũng được gặp lại mẹ.

=> Tình mẫu tử thiêng liêng không có điều gì chia cắt được.

Tổng kết: 

– Nội dung: Đoạn trích “Trong lòng mẹ” được trích trong hồi ký “Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng đã khắc họa chân thực những cay đắng, tủi cực của nhà văn khi còn thơ ấu. Đồng thời tác giả cũng muốn khẳng định tình yêu thương sâu nặng với người mẹ bất hạnh.

– Nghệ thuật: Hình ảnh chân thực, lời văn nhẹ nhàng, kết hợp tự sự, miêu tả và biểu cảm…

Soạn văn Trong lòng mẹ ngắn gọn

Hướng dẫn trả lời câu hỏi:

Câu 1. Phân tích nhân vật bà cô trong cuộc đối thoại của bà ta và chú bé Hồng:

– Lời nói:

  • Mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mẹ mày không?
  • Sao lại không vào? Mợ mày phát tài lắm mà?
  • Mày dại quá, cứ vào đi, tao cho tiền tàu. Vào mà bắt mợ mày may vá sắm sửa và thăm em bé nữa chứ.

=> Giọng điệu: ngọt ngào nhưng thực chất là đầy mỉa mai, chế giễu

– Hành động: gọi tôi lại, cười và hỏi, vỗ vai tôi cười mà nói rằng, tươi cười kể chuyện cho tôi nghe… Thể hiện sự giả tạo, gian dối.

=> Hình ảnh bà cô hiện lên là một người độc ác, nham hiểm chính là đại diện cho xã hội phong kiến với những định kiến về người phụ nữ trong xã hội.

Câu 2. Tình yêu thương mãnh liệt của chú bé Hồng đối với người mẹ bất hạnh như thế nào?

– Phản ứng của Hồng khi nghe những lời của bà cô:

  • Cúi đầu không đáp, hiểu được ý định của bà cô: “muốn gieo giắc những hoài nghi để tôi khinh miệt…”
  • Lòng thắt lại, khóe mắt cay cay. Nghe thấy hai từ “em bé” xoắn lấy tâm can cậu. Căm ghét những hủ tục khiến mẹ phải rời xa anh em mình.

– Cảm giác sung sướng khi gặp lại mẹ:

  • Khóc sụt sùi khi nhìn thấy mẹ.
  • Ngồi trên xe, áp đùi vào đùi mẹ, đầu ngả vào cánh tay mẹ, cảm nhận được hơi thở quen thuộc của mẹ.
  • Ước mong bé lại để có thể áp mặt vào bầu sữa nóng của mẹ, mơn man khuôn mặt mẹ từ trán xuống cằm.

Câu 3. Qua đoạn trích Trong lòng mẹ hãy chứng minh văn Nguyên Hồng giàu chất trữ tình.

– Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm.

– Đoạn trích đã diễn tả được dòng tâm trạng của nhân vật Hồng trong cuộc đối thoại của bà cô và khi gặp được mẹ.

– Cách kể chuyện hay miêu tả đều nhằm mục đích bộc lộ cảm xúc của nhân vật.

Câu 4. Qua đoạn trích, em hiểu thế nào là hồi ký?

Hồi ký: Là sáng tác thuộc nhóm thể loại ký, thiên về trần thuật theo ngôi thứ nhất. Thường là kể về chính cuộc đời của tác giả.

Câu 5. Có nhà nghiên cứu nhận định nhà văn Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ và nhi đồng. Nên hiểu như thế nào về nhận định đó? Qua đoạn trích Trong lòng mẹ, em hãy chứng minh nhận định trên.

* Nguyên Hồng là nhà văn của người phụ nữ và nhi đồng:

– Các tác phẩm của ông thể hiện cái nhìn cảm thông cho người phụ nữ, cũng như tình yêu thương sâu sắc đối với những em nhỏ.

– Nhà văn có am hiểu sâu sắc về phụ nữ, trẻ em vì cuộc sống gắn bó với mẹ.

* Trong đoạn trích “Trong lòng mẹ”: Hình ảnh xuất hiện trong tác phẩm: phụ nữ (bà cô và người mẹ); hình ảnh nhi đồng (cậu bé Hồng).

Tham khảo thêm:   Soạn bài Lão hạc | Ngắn nhất Soạn văn 8.

– Bà cô hiện lên là một người độc ác cay nghiệt đại diện cho những hủ tục của xã hội xưa.

– Người mẹ hiện lên là một người phụ nữ tần tảo, vất vả và giàu đức hy sinh.

– Nhân vật bé Hồng: sống trong cảnh thiếu thốn tình thương, nhưng vẫn dành tình yêu thương cho mẹ, bênh vực người mẹ trước những hủ tục: “Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quá vồ lấy ngay mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kỳ nát vụn mới thôi”.

Soạn bài Trong lòng mẹ – Mẫu 3

Câu 1. Phân tích nhân vật bà cô trong cuộc đối thoại của bà ta và chú bé Hồng:

– Lời nói:

  • Xoáy sâu vào sự thiếu thốn tình mẫu tử của bé Hồng: “ Mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mẹ mày không?”
  • Cố gieo rắc vào đầu đứa cháu hoài nghi để chia rẽ tình mẹ con: “ Sao lại không vào? Mợ mày phát tài lắm mà?”
  • Khi đứa cháu khóc bà cô vẫn cố tình khơi vào nỗi đau của cháu: “ Mày dại quá, cứ vào đi, tao cho tiền tàu. Vào mà bắt mợ mày may vá sắm sửa và thăm em bé nữa chứ.”

– Hành động: Gọi tôi lại, cười và hỏi, vỗ vai tôi cười mà nói rằng, tươi cười kể chuyện cho tôi nghe…

=> Hình ảnh bà cô hiện lên là một người độc ác, nham hiểm chính là đại diện cho xã hội phong kiến với những định kiến về người phụ nữ trong xã hội.

Câu 2. Tình yêu thương mãnh liệt của chú bé Hồng đối với người mẹ bất hạnh như thế nào?

– Phản ứng của Hồng khi nghe những lời của bà cô:

  • Cúi đầu không đáp, hiểu được ý định của bà cô: “muốn gieo giắc những hoài nghi để tôi khinh miệt…”
  • Lòng thắt lại, khóe mắt cay cay. Nghe thấy hai từ “em bé” xoắn lấy tâm can cậu. Căm ghét những hủ tục khiến mẹ phải rời xa anh em mình.

– Cảm giác sung sướng khi gặp lại mẹ:

  • Khóc sụt sùi khi nhìn thấy mẹ.
  • Ngồi trên xe, áp đùi vào đùi mẹ, đầu ngả vào cánh tay mẹ, cảm nhận được hơi thở quen thuộc của mẹ.
  • Ước mong bé lại để có thể áp mặt vào bầu sữa nóng của mẹ, mơn man khuôn mặt mẹ từ trán xuống cằm.

Câu 3. Qua đoạn trích Trong lòng mẹ hãy chứng minh văn Nguyên Hồng giàu chất trữ tình.

– Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm.

– Đoạn trích đã diễn tả được dòng tâm trạng của nhân vật Hồng trong cuộc đối thoại của bà cô và khi gặp được mẹ.

– Cách kể chuyện hay miêu tả đều nhằm mục đích bộc lộ cảm xúc của nhân vật.

Câu 4. Qua đoạn trích, em hiểu thế nào là hồi ký?

Hồi ký là sáng tác thuộc nhóm thể loại ký, thiên về trần thuật theo ngôi thứ nhất. Thường là kể về chính cuộc đời của tác giả.

Câu 5. Có nhà nghiên cứu nhận định nhà văn Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ và nhi đồng. Nên hiểu như thế nào về nhận định đó? Qua đoạn trích Trong lòng mẹ, em hãy chứng minh nhận định trên.

– Nguyên Hồng là nhà văn của người phụ nữ và nhi đồng: Các tác phẩm của ông thể hiện cái nhìn cảm thông cho người phụ nữ, cũng như tình yêu thương sâu sắc đối với những em nhỏ.

– Trong đoạn trích “Trong lòng mẹ”: Hình ảnh xuất hiện trong tác phẩm: phụ nữ (bà cô và người mẹ); hình ảnh nhi đồng (cậu bé Hồng).

  • Bà cô hiện lên là một người độc ác cay nghiệt đại diện cho những hủ tục của xã hội xưa.
  • Người mẹ hiện lên là một người phụ nữ tần tảo, vất vả và giàu đức hy sinh.
  • Nhân vật bé Hồng: sống trong cảnh thiếu thốn tình thương, nhưng vẫn dành tình yêu thương cho mẹ, bênh vực người mẹ trước những hủ tục: “Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quá vồ lấy ngay mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kỳ nát vụn mới thôi”.

About The Author